Home » phượt
Phượt vùng núi và những hiểm họa khôn lường với các bạn trẻ còn non kinh nghiệm
Hiện nay, phượt đang trở thành một "trào lưu" được giới trẻ yêu thích, tuy nhiên họ lại không nắm rõ được những hiểm họa khôn lường có thể xảy ra bất cứ lúc nào khi tham gia phượt, vì vậy mà có một số trường hợp đáng tiếc trong quá trình phượt của các bạn trẻ đã xảy ra.
Khoảng 2 năm trở lại đây, cùng với niềm đam mê được khám phá thế giới, tìm hiểu những cung đường mới thì Phượt cũng dần trở thành một khái niệm quen thuộc với các bạn trẻ Việt Nam. Hầu như, ai cũng có thể phượt, ai cũng có thể tìm được những người "cùng chung chí hướng" một cách dễ dàng. Phượt phổ biến đến mức, chỉ cần lướt Facebook nửa tiếng là bạn đã có thể tìm ra được ít nhất 5-6 phượt thủ với những album đầy những bức hình ở khắp các nẻo đường trên cả nước.
Trong số các địa điểm phượt thì thời điểm này là lúc mà các vùng núi Đông Bắc, Tây Bắc được các bạn trẻ yêu thích và lựa chọn nhiều nhất để đi. Cứ mỗi cuối tuần là Newsfeed trên Facebook lại ngập tràn những bức hình các bạn trẻ chụp bên những vườn hoa tam giác mạch hay những đồi chè ngút ngàn. Những cung đường ở các vùng này dần trở nên quen thuộc, tuy nhiên, chính vì sự quen thuộc đấy đã khiến các bạn trẻ trở nên chủ quan và không thể lường trước được những hiểm họa trên đường phượt của mình.
Từ những cung đường đẹp… chết người
Đẹp chết người là bởi ngay từ những phút giây đầu tiên, chắc chắn bạn sẽ phải choáng ngợp bởi sự hùng vĩ của núi rừng Việt Nam. Đó là một cảm giác vừa ngây ngất, vừa vỡ òa sung sướng vì những gì trải ra trước mắt mình, không một bức tranh hay hình ảnh nào có thể sánh nổi.
Nhưng ngay sau đó là cảm giác nghẹt thở vì ẩn chứa trong sự hùng vĩ đó là vô cùng nhiều những cái bẫy chết người. Vừa phút trước, bạn ngẩn ngơ vì những rặng rừng xanh thẳm trải dài, những dải mây trắng vắt hờ hững qua sườn núi cheo leo, rồi dòng sông rộng dài mà chỉ leo lắt như một sợi chỉ xanh khi nhìn xuống từ độ cao vài nghìn mét. Thế rồi ngay phút sau, bạn nhìn thấy giữa con đường và vực thẳm là một lằn ranh rất mong manh, thậm chí có nơi còn chẳng có gì ngăn cách.
Rồi bạn sực nhớ tới sự chông chênh của mình khi nhìn xuống mặt đất mình đang chạy xe chỉ là một con đường hẹp dính vào sườn núi mênh mông, hẹp đến mức khoảng cách giữa bạn và những chiếc ô tô tải bên cạnh chỉ cách nhau khoảng vài chục.. centimet, mặt đường thì đầy những sỏi đá gập ghềnh. Và cảm giác đó dần được thay thế bằng sự cảnh giác tuyệt đối, giật mình mỗi khi đối mặt với một khúc cua nào đó, một khúc cua mà bạn chẳng thể nhìn thấy được điều gì đang có ở bên kia ngoài khoảng không hun hút. Ai biết được sau đó sẽ là khúc ngoặt hiểm đến thế nào, hay một chiếc container lớn ra sao. Hiểm họa luôn chờ đợi bạn ở mọi ngóc ngách, mọi cơ hội mà bạn ngơi tay, ngơi óc suy nghĩ, cảnh giác.
Minh Thu, một tay phượt nghiệp dư bồi hồi kể loại chuyến phượt Mộc Châu của mình: "Dù chỉ là Ôm (ngồi đằng sau) thôi và Xế (người lái xe) của mình rất chắc tay, nhưng suốt quãng đường mình luôn trong tình trạng "đau tim" vì quãng đường nguy hiểm quá. Đường đi thì nhỏ, hẹp, lại quá nhiều ô tô tải trọng lớn, container, có khi còn… đi sát bên cạnh mình chỉ một gang tay. Lo tránh ô tô rồi, lại phải lo mỗi khi đi qua những khúc cua hiểm."
Còn Quang Huy, cũng là một bạn trẻ mê phượt chia sẻ về chuyến xe máy lên Hà Giang: "Lên Hà Giang thì ai cũng đi qua đèo Mã Pí Lèng, một trong những con đèo đẹp và nguy hiểm bậc nhất. Bạn sẽ vừa hào hứng và say mê với cảnh đẹp đến nghẹt thở ở đây, với dòng Nho Quế xanh ngọc phía dưới, và cùng lúc đó, bạn vừa phải cảnh giác cao độ bởi đèo Mã Pí Lèng không chỉ dài hun hút với những vòng cung mềm mại chữ A, chữ M, những vòng ngoặt bất ngờ, mà còn những vỉa đá nhọn hoắt chen chúc lẫn nhau đầy nguy hiểm."
Đấy là đi phượt trong điều kiện trời đẹp thì còn đỡ. Đi phượt khi trời mù sương, trời đêm lại là một thử thách mà không phải ai cũng dám thử. Đường đèo nguy hiểm đến thế, trời quang còn khó đi, còn run tay, nay lại được phủ thêm một lớp sương mờ mịt "chính hiệu" miền núi. Người cách người vài mét còn chẳng thấy đèn pha của nhau, nói gì những chiếc xe tải, xe máy đi ngược chiều bất chợt xuất hiện sau một khúc ngoặt. Còn trời đêm thì thật sự là một cơn ác mộng cho những tay phượt còn non. Trời tối mù mịt, những đoàn xe tải nhiều hơn, nối đuôi nhau đi xuyên đêm, bóng tối và sương mù làm bạn còn chẳng thể phân biệt được ranh giới giữa con đường và vực thẳm.
... Đến sự chủ quan của các dân phượt non tay
Đây là một sai lầm mà hầu hết các người trẻ, khi mới tập tọe đi phượt đều gặp phải. Sự tự tin, chủ quan hầu hết đến từ việc các bạn trẻ không trang bị đầy đủ các kỹ năng đi phượt cần thiết, cũng như tâm lý đám đông, thấy người khác đi được, đi dễ là tin rằng mình cũng có thể làm được. Điều này dẫn đến việc các bạn không thể lường được những gì có thể xảy ra trên đường phượt của mình.
Choáng ngợp vì đèo thác? Nhìn ảnh thì có vẻ khó đấy nhưng bao nhiêu người đi qua có làm sao đâu, mình thừa sức đi. Xe tải, container? Trong thành phố đông kìn kịt như thế còn tránh được nữa là ở nơi khỉ ho cò gáy nào đó. Đường xấu? Tránh ổ gà, tránh chỗ lồi lõm là được. Đi đêm? Đèn pin, miếng dán phản quang và đèn pha là đủ. Những đoạn cua nguy hiểm? Đi chậm lại là xong.
Nhưng rõ là, bạn thừa hiểu, ngay cả trong cuộc sống bình thường thì từ lý thuyết đi tới thực tế là một con đường dài mà. Điều đó không khác khi bạn đi phượt là mấy. Từ lý thuyết đi phượt cho tới việc đi phượt vùng núi thật chính là một con đường vừa dài dằng dặc, vừa cực kỳ chông gai với vô số nguy hiểm mà bạn khó mà mường tượng ra. Thậm chí, những nguy hiểm mà chúng tôi vừa liệt kê trên phần 1 kia cũng chẳng thể đầy đủ hết bởi trên con đường, hiểm họa là một kẻ biết thay hình đổi dạng từ kiểu này sang dáng khác.
Linh Đan, một bạn trẻ yêu du lịch kể lại lần đi… ô tô lên Mù Căng Chải của mình: "Ngồi trong ô tô nhưng nhìn cảnh núi xung quanh mình cũng cảm thấy hơi rợn người. Bác tài đi chậm và cẩn thận, nhưng đang đi thì gặp một nhóm bạn khoảng 10 người đi xe máy. Các bạn phóng rất nhanh và ẩu, có đoạn còn vượt cả ô tô nữa. Kiểu đi đấy trong phố còn sợ nữa là đi trên đèo, trên vách núi cheo leo".
"Các nhóm bạn trẻ, phóng nhanh, vượt ẩu ở các cung đường phượt lên núi đã không còn là "của lạ" nữa. Chúng mình thường xuyên gặp những nhóm như vậy trong mỗi chuyến đi của mình. Không trang bị các kiến thức về phượt đường trường đã đành, đây lại còn đi ẩu nữa thì đúng là đùa với tính mạng." Bình, một nhiếp ảnh gia thường xuyên có các chuyến lên vùng cao để chụp ảnh, cho biết.
Và đã có những tai nạn xảy ra...
Những cung đường nguy hiểm, những phượt thủ còn non tay, những điều không may bất ngờ xảy đến trong mỗi chuyến phượt là điều khó tránh khỏi. Nhẹ thì ngã xe, trầy xước, nặng thì bị thương, gãy tay, gãy chân cũng không phải là điều hiếm gặp, và nặng hơn nữa là tử nạn.
Ngày hôm qua, cộng đồng phượt tại Việt Nam xôn xao với tin tức về vụ tai nạn nghiêm trọng trong một chuyến phượt lên Mộc Châu bằng xe máy của một nhóm bạn trẻ. Trong đó có 1 bạn nữ đã tử vong và 1 bạn nam phải nhập viện vì chấn thương sọ não. Tin tức này đã được xác nhận khiến nhiều bạn cảm thấy xót xa và tiếc thương cho nữ sinh xấu số kia, đồng thời càng thêm hoang mang về những chuyến phượt không tuân thủ các quy tắc đảm bảo an toàn.
Cái cảm giác hào hứng trước mỗi chuyến đi, hào hứng đến mức bạn chẳng có cảm giác là mình đang đối mặt với rất nhiều hiểm nguy, rồi cả cảm giác sung sướng khi đối mặt và vượt qua những thử thách, cảm giác làm chủ được chính mình, cảm giác thành công… Tất cả những cảm giác đó chính là một liều thuốc kích thích khiến các bạn trẻ không thể ngồi yên trước tiếng gọi của những cung đường. Nhưng bạn ơi, trước khi "xách ba lô lên và đi", bạn hãy chậm lại một chút để nghĩ xem, liệu mình có đủ sức?
Liệu bạn đã trang bị đủ các kiến thức về phượt đường trường? Liệu bạn đã chăm chút cho chiếc xe của bạn đủ tốt để nó không dở chứng khi đang đi? Liệu bạn đã chuẩn bị tinh thần cho những chặng đường dài 5 -6, thậm chí là chục tiếng không ngơi nghỉ? Liệu bạn đã có đủ sự khéo léo khi điều khiển xe, khi mà trên xe không chỉ có bạn mà còn có tính mạng của một con người khác? Hãy đặt cho mình hàng loạt câu hỏi, và rồi nhìn lại xung quanh những người thân của mình và hỏi một câu cuối: Liệu bạn có tin vào tay lái của mình sẽ giúp mình đi và trở lại với những con người yêu thương này?
Đừng nghĩ chúng tôi đang trở nên quá to tát, đừng nghĩ chúng tôi đang nói vống vấn đề lên quá lớn. Phượt đường trường, nhất là phượt xe máy trên đường núi không phải là thứ quả ngọt mà những bạn trẻ non tay có thể dại dột với lên hái. Nó dành cho những người thật sự có bản lĩnh, có hiểu biết, có kỹ thuật và đầu óc tổ chức, sự kiên trì… Bởi lẽ, phượt đường trường là thử thách phải trả giá không phải bằng một hai vết xước, mà có thể là cả tính mạng của chính bạn, và nụ cười của những người thân yêu.
Trong số các địa điểm phượt thì thời điểm này là lúc mà các vùng núi Đông Bắc, Tây Bắc được các bạn trẻ yêu thích và lựa chọn nhiều nhất để đi. Cứ mỗi cuối tuần là Newsfeed trên Facebook lại ngập tràn những bức hình các bạn trẻ chụp bên những vườn hoa tam giác mạch hay những đồi chè ngút ngàn. Những cung đường ở các vùng này dần trở nên quen thuộc, tuy nhiên, chính vì sự quen thuộc đấy đã khiến các bạn trẻ trở nên chủ quan và không thể lường trước được những hiểm họa trên đường phượt của mình.
Từ những cung đường đẹp… chết người
Đẹp chết người là bởi ngay từ những phút giây đầu tiên, chắc chắn bạn sẽ phải choáng ngợp bởi sự hùng vĩ của núi rừng Việt Nam. Đó là một cảm giác vừa ngây ngất, vừa vỡ òa sung sướng vì những gì trải ra trước mắt mình, không một bức tranh hay hình ảnh nào có thể sánh nổi.
Nhưng ngay sau đó là cảm giác nghẹt thở vì ẩn chứa trong sự hùng vĩ đó là vô cùng nhiều những cái bẫy chết người. Vừa phút trước, bạn ngẩn ngơ vì những rặng rừng xanh thẳm trải dài, những dải mây trắng vắt hờ hững qua sườn núi cheo leo, rồi dòng sông rộng dài mà chỉ leo lắt như một sợi chỉ xanh khi nhìn xuống từ độ cao vài nghìn mét. Thế rồi ngay phút sau, bạn nhìn thấy giữa con đường và vực thẳm là một lằn ranh rất mong manh, thậm chí có nơi còn chẳng có gì ngăn cách.
Rồi bạn sực nhớ tới sự chông chênh của mình khi nhìn xuống mặt đất mình đang chạy xe chỉ là một con đường hẹp dính vào sườn núi mênh mông, hẹp đến mức khoảng cách giữa bạn và những chiếc ô tô tải bên cạnh chỉ cách nhau khoảng vài chục.. centimet, mặt đường thì đầy những sỏi đá gập ghềnh. Và cảm giác đó dần được thay thế bằng sự cảnh giác tuyệt đối, giật mình mỗi khi đối mặt với một khúc cua nào đó, một khúc cua mà bạn chẳng thể nhìn thấy được điều gì đang có ở bên kia ngoài khoảng không hun hút. Ai biết được sau đó sẽ là khúc ngoặt hiểm đến thế nào, hay một chiếc container lớn ra sao. Hiểm họa luôn chờ đợi bạn ở mọi ngóc ngách, mọi cơ hội mà bạn ngơi tay, ngơi óc suy nghĩ, cảnh giác.
Minh Thu thì luôn trong tình trạng "đau tim" vì nhiều quãng đường nguy hiểm.
Đấy là đi phượt trong điều kiện trời đẹp thì còn đỡ. Đi phượt khi trời mù sương, trời đêm lại là một thử thách mà không phải ai cũng dám thử. Đường đèo nguy hiểm đến thế, trời quang còn khó đi, còn run tay, nay lại được phủ thêm một lớp sương mờ mịt "chính hiệu" miền núi. Người cách người vài mét còn chẳng thấy đèn pha của nhau, nói gì những chiếc xe tải, xe máy đi ngược chiều bất chợt xuất hiện sau một khúc ngoặt. Còn trời đêm thì thật sự là một cơn ác mộng cho những tay phượt còn non. Trời tối mù mịt, những đoàn xe tải nhiều hơn, nối đuôi nhau đi xuyên đêm, bóng tối và sương mù làm bạn còn chẳng thể phân biệt được ranh giới giữa con đường và vực thẳm.
... Đến sự chủ quan của các dân phượt non tay
Đây là một sai lầm mà hầu hết các người trẻ, khi mới tập tọe đi phượt đều gặp phải. Sự tự tin, chủ quan hầu hết đến từ việc các bạn trẻ không trang bị đầy đủ các kỹ năng đi phượt cần thiết, cũng như tâm lý đám đông, thấy người khác đi được, đi dễ là tin rằng mình cũng có thể làm được. Điều này dẫn đến việc các bạn không thể lường được những gì có thể xảy ra trên đường phượt của mình.
Choáng ngợp vì đèo thác? Nhìn ảnh thì có vẻ khó đấy nhưng bao nhiêu người đi qua có làm sao đâu, mình thừa sức đi. Xe tải, container? Trong thành phố đông kìn kịt như thế còn tránh được nữa là ở nơi khỉ ho cò gáy nào đó. Đường xấu? Tránh ổ gà, tránh chỗ lồi lõm là được. Đi đêm? Đèn pin, miếng dán phản quang và đèn pha là đủ. Những đoạn cua nguy hiểm? Đi chậm lại là xong.
Nhưng rõ là, bạn thừa hiểu, ngay cả trong cuộc sống bình thường thì từ lý thuyết đi tới thực tế là một con đường dài mà. Điều đó không khác khi bạn đi phượt là mấy. Từ lý thuyết đi phượt cho tới việc đi phượt vùng núi thật chính là một con đường vừa dài dằng dặc, vừa cực kỳ chông gai với vô số nguy hiểm mà bạn khó mà mường tượng ra. Thậm chí, những nguy hiểm mà chúng tôi vừa liệt kê trên phần 1 kia cũng chẳng thể đầy đủ hết bởi trên con đường, hiểm họa là một kẻ biết thay hình đổi dạng từ kiểu này sang dáng khác.
Linh Đan, một bạn trẻ yêu du lịch kể lại lần đi… ô tô lên Mù Căng Chải của mình: "Ngồi trong ô tô nhưng nhìn cảnh núi xung quanh mình cũng cảm thấy hơi rợn người. Bác tài đi chậm và cẩn thận, nhưng đang đi thì gặp một nhóm bạn khoảng 10 người đi xe máy. Các bạn phóng rất nhanh và ẩu, có đoạn còn vượt cả ô tô nữa. Kiểu đi đấy trong phố còn sợ nữa là đi trên đèo, trên vách núi cheo leo".
Linh Đan từng phát sợ với những nhóm phượt... phóng như bay trên đường đèo cheo leo.
Và đã có những tai nạn xảy ra...
Những cung đường nguy hiểm, những phượt thủ còn non tay, những điều không may bất ngờ xảy đến trong mỗi chuyến phượt là điều khó tránh khỏi. Nhẹ thì ngã xe, trầy xước, nặng thì bị thương, gãy tay, gãy chân cũng không phải là điều hiếm gặp, và nặng hơn nữa là tử nạn.
Ngày hôm qua, cộng đồng phượt tại Việt Nam xôn xao với tin tức về vụ tai nạn nghiêm trọng trong một chuyến phượt lên Mộc Châu bằng xe máy của một nhóm bạn trẻ. Trong đó có 1 bạn nữ đã tử vong và 1 bạn nam phải nhập viện vì chấn thương sọ não. Tin tức này đã được xác nhận khiến nhiều bạn cảm thấy xót xa và tiếc thương cho nữ sinh xấu số kia, đồng thời càng thêm hoang mang về những chuyến phượt không tuân thủ các quy tắc đảm bảo an toàn.
Chân dung nữ phượt thủ xấu số.
Nhiều facebooker thể hiện sự đau buồn, tiếc thương trên facebook cô bạn.
Một người quen của nữ sinh này cho biết: "Cô bé rất ngoan và học giỏi, em đi chơi sau một đợt thi cử căng thẳng chứ không phải là người hay đi chơi đâu. Đây là lần đầu tiên cô bé đi phượt và đã không tìm hiểu kỹ về
nhóm phượt này. Mong em hãy an nghỉ. Mọi người luôn nhớ và yêu em..."
Phượt đường trường không dành cho người "thiếu hiểu biết"Cái cảm giác hào hứng trước mỗi chuyến đi, hào hứng đến mức bạn chẳng có cảm giác là mình đang đối mặt với rất nhiều hiểm nguy, rồi cả cảm giác sung sướng khi đối mặt và vượt qua những thử thách, cảm giác làm chủ được chính mình, cảm giác thành công… Tất cả những cảm giác đó chính là một liều thuốc kích thích khiến các bạn trẻ không thể ngồi yên trước tiếng gọi của những cung đường. Nhưng bạn ơi, trước khi "xách ba lô lên và đi", bạn hãy chậm lại một chút để nghĩ xem, liệu mình có đủ sức?
Liệu bạn đã trang bị đủ các kiến thức về phượt đường trường? Liệu bạn đã chăm chút cho chiếc xe của bạn đủ tốt để nó không dở chứng khi đang đi? Liệu bạn đã chuẩn bị tinh thần cho những chặng đường dài 5 -6, thậm chí là chục tiếng không ngơi nghỉ? Liệu bạn đã có đủ sự khéo léo khi điều khiển xe, khi mà trên xe không chỉ có bạn mà còn có tính mạng của một con người khác? Hãy đặt cho mình hàng loạt câu hỏi, và rồi nhìn lại xung quanh những người thân của mình và hỏi một câu cuối: Liệu bạn có tin vào tay lái của mình sẽ giúp mình đi và trở lại với những con người yêu thương này?
Đừng nghĩ chúng tôi đang trở nên quá to tát, đừng nghĩ chúng tôi đang nói vống vấn đề lên quá lớn. Phượt đường trường, nhất là phượt xe máy trên đường núi không phải là thứ quả ngọt mà những bạn trẻ non tay có thể dại dột với lên hái. Nó dành cho những người thật sự có bản lĩnh, có hiểu biết, có kỹ thuật và đầu óc tổ chức, sự kiên trì… Bởi lẽ, phượt đường trường là thử thách phải trả giá không phải bằng một hai vết xước, mà có thể là cả tính mạng của chính bạn, và nụ cười của những người thân yêu.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét