Home » kinh nghiệm
Kinh nghiệm mua hàng online hiệu quả
Hiện nay, mua quần áo online đang rất thịnh hành, vừa tiết kiệm chi phí, vừa tiết kiệm thời gian tuy nhiên mua hàng trên mạng rất dễ gặp phải rất nhiều trường hợp không như ý muốn. Dưới đây là những kinh nghiệm mua hàng online mà bạn nên tham khảo.
Bạn đang phân vân khi lựa chọn mua quần áo online?, bạn phân vân về chất liệu, kiểu dáng cũng như màu sắc đối với những món đồ bán online trên mạng?, bạn thắc mắc không biết liệu những bộ quần áo khi đặt mua trên mạng có phù hợp với mình không?
Vấn đề là ngay cả khi bạn biết rõ kiểu dáng cơ thể mình, chất liệu cũng như kích thước của từng loại quần áo bán online trên mang bạn vẫn có thể bị thất vọng khi nhận được những món đồ mà bạn đặt hàng. Có một số típ chọn đồ online sau đây mà bạn có thể áp dụng để lựa chọn được những trang phục hay phụ kiện ưng ý nhất.
1. Đọc kĩ phần ghi chú của sản phẩm
Hầu hết các trang web bán hàng online trên mạng đều có phần ghi chú về chất liệu sản phẩm, kiểu dáng , màu sắc, kích thước... bạn có thể dựa vào những số liệu đó để áng chừng size nào có phù hợp với mình, bạn cần đặc biệt chú ý về chất liệu vải và size, nên lựa chọn những chất liệu co dãn vì đặc tính của chất liệu co dãn sẽ dễ dàng phù hợp với hình dáng kích thước cơ thể khác nhau. Cần tránh lựa chọn những chất liệu vải cứng, co dãn ít vì một khi bạn đã không mặc vừa món đồ mà mình đặt về thì không còn cách nào khác là phải đem gửi trả lại hoặc đem cho.
2. Không nên mua những loại áo có cúp ngực
Tại sao lại không nên mua những loại áo có phần cúp ngực? Bởi vòng ngực của mỗi người là khác nhau, có thể thân hình bạn hơi mập một chút nhưng vòng 1 lại không được đầy đặn hay ngược lại... Bởi vậy mà những chiếc áo có phần cúp ngực may sẵn sẽ không chắc chắn có thể ôm trọn lấy vòng 1, từ đó ngang nhiên tố cáo phần ngực không được ưng ý của bạn.
3 . Cần chú ý xem thành phần chất liệu vải
Khi ngắm quần áo trên mạng, không phải lúc nào bạn cũng có thể đoán được chất liệu của chúng trong khi loại và chất lượng vải của quần áo lại rất quan trọng. Vì thế bạn cần trang bị cho mình những kiến thức về các một số thành phần cơ bản hay có trong chất liệu vải để có thể nhận biết được loại vải nào thấm hút mồ hôi, loại vải nào dễ bị nhăn, loại vải nào không co dãn, loại vải nào phù hợp thời tiết... Tất cả những thông tin này đều được ghi rất rõ ràng ở mục COMPOSITION bên cạnh các sản phẩm.
4 . Nắm rõ kiểu dáng khuôn mặt để lựa chọn mắt kính phù hợp
Bạn cần nắm rõ kiểu dáng khuôn mặt mình để lựa chọn được những chiếc kính phù hợp với mình .Những chiếc kính oval, gọng vuông sẽ rất phù hợp cho những cô nàng mặt tròn bởi chúng giúp gương mặt bạn trở nên hài hòa và cân đối hơn. Gọng kính tròn lại rất hợp với những nàng mặt vuông hay góc cạnh. Khuôn mặt trái tim sẽ hoàn hảo hơn khi đeo những chiếc kính hình chữ nhật hoặc kính mắt mèo. Còn đối với những nàng có khuôn mặt dài thì kính có họa tiết điểm nhấn ở phần góc trên gọng chắc chắn sẽ là lựa chọn phù hợp nhất.
5. Lựa chọn những món đồ có quai có thể điều chỉnh được
Một chiếc ankle-strap sandal hay áo/váy 2 dây có phần quai có thể điều chỉnh được sẽ là lựa chọn hợp lý khi bạn mua đồ online. Bởi những sản phẩm này sẽ dễ dàng được chỉnh sửa để phù hợp với từng vóc dáng hay kích cỡ của mỗi người.
6 . Lựa chọn kiểu dáng trang phục phù hợp
Trước khi "nhập cuộc" mua sắm, bạn cần xác định rõ những món đồ cần mua và kiểu dáng trang phục phù hợp với mình. Tốt nhất là lựa chọn những kiểu dáng mình đã từng mặc, đừng liều mình lựa chọn các món đồ quá cá tính hay cắt xẻ táo bạo mà bạn chưa từng mặc bao giờ. Bởi chỉ cần vài lần "liều mình" như vậy là bạn sẽ bị mất dần niềm tin khi mua quần áo online trên mạng, kèm theo đó là một khoản tiền không nhỏ bị sử dụng hoàn toàn lãng phí rồi!
7 . Lựa chọn trang phục phù hợp với hình dáng cơ thể
Bạn nên nắm rõ hình dáng cơ thể mình để lựa chọn những kiểu trang phục phù hợp. Bở vóc dáng hình đồng hồ cát, dáng quả lê, quả táo hay dáng thước kẻ....sẽ phù hợp với từng kiểu dáng trang phục khác nhau. Và không phải món đồ trendy, hợp xu hướng nào cũng có thể tôn dáng hoàn hảo hay che đi triệt để khuyết điểm trên cơ thể của bạn.
8 . Lựa chọn những món đồ có thể sửa được
Lựa chọn những món đồ đơn giản mà có thể sửa được sẽ là một lựa chọn khôn ngoan khi lần đầu mua sắm trên mạng. Ví dụ: lựa chọn chân váy chữ A một màu chắc chắn sẽ là phương án an toàn hơn khi lựa chọn một chiếc chân váy ren và nhiều họa tiết bởi thiết kế của chân váy chữ A khá đơn giản và bạn có thể cắt ngắn hay chỉnh sửa một vài chi tiết để có thể hợp hơn với mình.
9. Hỏi kinh nghiệm của một số người đã từng mua hàng online
Một yếu tố cũng rất quan trọng khi mua hàng online, đó là hỏi han kinh nghiệm của những người đã mua hàng trước đó. Bạn có thể có người quen có sở thích tiêu tốn tiền cho thú mua hàng online, đừng ngần ngại mà hãy chủ động hỏi họ về "độ thật" của sản phẩm từ hãng mà họ đã từng mua so với những lời quảng cáo cũng như hình ảnh trên mạng. Những lời khuyên hay kinh nghiệm đó sẽ giúp bạn tự tin và chủ động hơn khi mua sắm online.
Bạn đang phân vân khi lựa chọn mua quần áo online?, bạn phân vân về chất liệu, kiểu dáng cũng như màu sắc đối với những món đồ bán online trên mạng?, bạn thắc mắc không biết liệu những bộ quần áo khi đặt mua trên mạng có phù hợp với mình không?
Vấn đề là ngay cả khi bạn biết rõ kiểu dáng cơ thể mình, chất liệu cũng như kích thước của từng loại quần áo bán online trên mang bạn vẫn có thể bị thất vọng khi nhận được những món đồ mà bạn đặt hàng. Có một số típ chọn đồ online sau đây mà bạn có thể áp dụng để lựa chọn được những trang phục hay phụ kiện ưng ý nhất.
1. Đọc kĩ phần ghi chú của sản phẩm
Hầu hết các trang web bán hàng online trên mạng đều có phần ghi chú về chất liệu sản phẩm, kiểu dáng , màu sắc, kích thước... bạn có thể dựa vào những số liệu đó để áng chừng size nào có phù hợp với mình, bạn cần đặc biệt chú ý về chất liệu vải và size, nên lựa chọn những chất liệu co dãn vì đặc tính của chất liệu co dãn sẽ dễ dàng phù hợp với hình dáng kích thước cơ thể khác nhau. Cần tránh lựa chọn những chất liệu vải cứng, co dãn ít vì một khi bạn đã không mặc vừa món đồ mà mình đặt về thì không còn cách nào khác là phải đem gửi trả lại hoặc đem cho.
2. Không nên mua những loại áo có cúp ngực
Tại sao lại không nên mua những loại áo có phần cúp ngực? Bởi vòng ngực của mỗi người là khác nhau, có thể thân hình bạn hơi mập một chút nhưng vòng 1 lại không được đầy đặn hay ngược lại... Bởi vậy mà những chiếc áo có phần cúp ngực may sẵn sẽ không chắc chắn có thể ôm trọn lấy vòng 1, từ đó ngang nhiên tố cáo phần ngực không được ưng ý của bạn.
Khi ngắm quần áo trên mạng, không phải lúc nào bạn cũng có thể đoán được chất liệu của chúng trong khi loại và chất lượng vải của quần áo lại rất quan trọng. Vì thế bạn cần trang bị cho mình những kiến thức về các một số thành phần cơ bản hay có trong chất liệu vải để có thể nhận biết được loại vải nào thấm hút mồ hôi, loại vải nào dễ bị nhăn, loại vải nào không co dãn, loại vải nào phù hợp thời tiết... Tất cả những thông tin này đều được ghi rất rõ ràng ở mục COMPOSITION bên cạnh các sản phẩm.
4 . Nắm rõ kiểu dáng khuôn mặt để lựa chọn mắt kính phù hợp
Bạn cần nắm rõ kiểu dáng khuôn mặt mình để lựa chọn được những chiếc kính phù hợp với mình .Những chiếc kính oval, gọng vuông sẽ rất phù hợp cho những cô nàng mặt tròn bởi chúng giúp gương mặt bạn trở nên hài hòa và cân đối hơn. Gọng kính tròn lại rất hợp với những nàng mặt vuông hay góc cạnh. Khuôn mặt trái tim sẽ hoàn hảo hơn khi đeo những chiếc kính hình chữ nhật hoặc kính mắt mèo. Còn đối với những nàng có khuôn mặt dài thì kính có họa tiết điểm nhấn ở phần góc trên gọng chắc chắn sẽ là lựa chọn phù hợp nhất.
5. Lựa chọn những món đồ có quai có thể điều chỉnh được
Một chiếc ankle-strap sandal hay áo/váy 2 dây có phần quai có thể điều chỉnh được sẽ là lựa chọn hợp lý khi bạn mua đồ online. Bởi những sản phẩm này sẽ dễ dàng được chỉnh sửa để phù hợp với từng vóc dáng hay kích cỡ của mỗi người.
6 . Lựa chọn kiểu dáng trang phục phù hợp
Trước khi "nhập cuộc" mua sắm, bạn cần xác định rõ những món đồ cần mua và kiểu dáng trang phục phù hợp với mình. Tốt nhất là lựa chọn những kiểu dáng mình đã từng mặc, đừng liều mình lựa chọn các món đồ quá cá tính hay cắt xẻ táo bạo mà bạn chưa từng mặc bao giờ. Bởi chỉ cần vài lần "liều mình" như vậy là bạn sẽ bị mất dần niềm tin khi mua quần áo online trên mạng, kèm theo đó là một khoản tiền không nhỏ bị sử dụng hoàn toàn lãng phí rồi!
7 . Lựa chọn trang phục phù hợp với hình dáng cơ thể
Bạn nên nắm rõ hình dáng cơ thể mình để lựa chọn những kiểu trang phục phù hợp. Bở vóc dáng hình đồng hồ cát, dáng quả lê, quả táo hay dáng thước kẻ....sẽ phù hợp với từng kiểu dáng trang phục khác nhau. Và không phải món đồ trendy, hợp xu hướng nào cũng có thể tôn dáng hoàn hảo hay che đi triệt để khuyết điểm trên cơ thể của bạn.
8 . Lựa chọn những món đồ có thể sửa được
Lựa chọn những món đồ đơn giản mà có thể sửa được sẽ là một lựa chọn khôn ngoan khi lần đầu mua sắm trên mạng. Ví dụ: lựa chọn chân váy chữ A một màu chắc chắn sẽ là phương án an toàn hơn khi lựa chọn một chiếc chân váy ren và nhiều họa tiết bởi thiết kế của chân váy chữ A khá đơn giản và bạn có thể cắt ngắn hay chỉnh sửa một vài chi tiết để có thể hợp hơn với mình.
9. Hỏi kinh nghiệm của một số người đã từng mua hàng online
Một yếu tố cũng rất quan trọng khi mua hàng online, đó là hỏi han kinh nghiệm của những người đã mua hàng trước đó. Bạn có thể có người quen có sở thích tiêu tốn tiền cho thú mua hàng online, đừng ngần ngại mà hãy chủ động hỏi họ về "độ thật" của sản phẩm từ hãng mà họ đã từng mua so với những lời quảng cáo cũng như hình ảnh trên mạng. Những lời khuyên hay kinh nghiệm đó sẽ giúp bạn tự tin và chủ động hơn khi mua sắm online.
Những lưu ý khi quyết định làm thêm của sinh viên
Là sinh viên hầu như ai cũng đã trải qua thời gian đi làm thêm để kiếm thêm thu nhập trang trải cuộc sống đắt đỏ ở thành phố hay để trang bị kiến thức trước khi ra trường... Nhưng các bạn sinh viên nên ghi nhớ một số điều sau để công việc làm thêm không ảnh hưởng xấu tới việc học mà vẫn hiệu quả.
Làm thêm vì tích lũy kinh nghiệm chứ không phải để mưu sinh
Có rất nhiều bạn vì tình hình kinh tế gia đình khó khăn nên rất cần đi làm thêm để kiếm thêm tiền trả học phí, nhà thuê, ăn uống,... và đủ thứ "tiền tiền và tiền" khác. Nhưng tất cả những điều đó cuối cùng cũng là để việc học của bạn được đảm bảo và hoàn thành một cách trọn vẹn, tốt đẹp hơn. Nên chẳng có lý gì bạn lại bỏ lỡ mất việc học chỉ vì quá tham vài triệu đồng một tháng, hay lỡ thích công việc làm thêm này quá rồi. Hãy luôn nhớ rằng bạn đi làm vì muốn học hỏi thêm kiến thức và tiếp thu kinh nghiệm chứ không phải mưu sinh.
Xác định được mục tiêu đúng, bạn sẽ có được sự tập trung và lĩnh hội hoàn toàn khác. Bạn sẽ chủ động tìm kiếm các giá trị tốt cho bản thân, những giá trị lớn hơn giá trị của tiền. Ví dụ như các mối quan hệ, khả năng giao tiếp, hay cả niềm vui nữa…
Trái lại, một mục tiêu sai lệch sẽ khiến bạn lãng phí thời gian và kết quả lại không như ý muốn.
Chọn việc làm thêm gần với ngành nghề
Nếu có thể, hãy chọn việc làm thêm gần với ngành học của mình hoặc nghề nghiệp tương lai mà bạn theo đuổi. Việc này giúp bạn bổ sung kiến thức cho ngành nghề mình lựa chọn, giúp bạn hiểu hơn về nghề nghiệp tương lai của bản thân.
Một công việc làm thêm gần với ngành nghề sẽ là một điểm cộng trong bảng lịch sử kinh nghiệm làm việc của bạn. Sẽ là một điều tuyệt vời khi bạn vừa ra trường thì sơ yếu lý lịch đã có ngay một dòng thể hiện kinh nghiệm cho vị trí ứng tuyển.
Không dễ nhưng cũng không quá khó khăn để bạn tìm một việc làm thêm như vậy, chỉ cần bạn nhiệt tình và kiên nhẫn. Ví dụ như sinh viên ngành Ngữ văn – Báo chí thì có thể cộng tác với các tòa soạn báo; sinh viên trường Marketing, Kinh tế có thể trải nghiệm ở các vị trí PG, bán hàng thời vụ, cộng tác viên cho các sự kiện truyền thông; sinh viên ngành Xây dựng có thể thực tập không lương tại các công trường…
Học hỏi kinh nghiệm từ các bậc “tiền bối”
Không ai có thể thành tài và nên người mà không có sự dẫn dắt. Có thể bạn chăm chỉ, thông minh và khéo léo nhưng bạn cần được hướng dẫn thì những tố chất kia mới có thể hỗ trợ đắc lực và biến những điều bạn từng làm thành kinh nghiệm thực tế. Nên hỏi, xin ý kiến và lời tư vấn của người đi trước để có những chỉ dẫn thiết thực, lời khuyên bổ ích giá trị.
Bạn có thể để ý và thấy ngay những tờ rơi tuyển việc làm do những công ty đa cấp hay lừa đảo thường có dòng chữ “ưu tiên sinh viên năm nhất, năm hai”. Và thực tế thì không ít sinh viên đã “sập bẫy” khi không chịu tham khảo ý kiến của các anh chị hay bạn bè đi trước.
Cân đối thời gian và sức khỏe
Điều cuối cùng nhưng cực kỳ quan trọng đó là phải biết cân đối thời gian và sức lực, sắp xếp thời khóa biểu giữa việc học và đi làm sao cho thật hợp lý.
Các bạn trẻ rất dễ rơi vào trường hợp vì quá mê công việc mà thiếu tập trung cho việc học, dẫn đến phải thi lại, kết quả học tập sa sút và tệ hơn nữa là nghỉ học. Một hiện tượng rất phổ biến là rất nhiều bạn sinh viên ngủ gục khi lên lớp vì khi đi làm thêm không biết cân đối thời gian và sức khỏe nên không thể giữ được sự tỉnh táo.
Không bao giờ được quên rằng nhiệm vụ chính của bạn là học. Điều này rất rõ ràng, tất cả các bạn đều biết, nhưng thực tế không ít sinh viên đi làm thêm đã bắt đầu lạc mất con đường mình theo đuổi lúc nào không hay. Vì vậy, dù hoàn cảnh như thế nào, hãy luôn là chính mình và cân bằng cuộc sống.
Làm thêm vì tích lũy kinh nghiệm chứ không phải để mưu sinh
Có rất nhiều bạn vì tình hình kinh tế gia đình khó khăn nên rất cần đi làm thêm để kiếm thêm tiền trả học phí, nhà thuê, ăn uống,... và đủ thứ "tiền tiền và tiền" khác. Nhưng tất cả những điều đó cuối cùng cũng là để việc học của bạn được đảm bảo và hoàn thành một cách trọn vẹn, tốt đẹp hơn. Nên chẳng có lý gì bạn lại bỏ lỡ mất việc học chỉ vì quá tham vài triệu đồng một tháng, hay lỡ thích công việc làm thêm này quá rồi. Hãy luôn nhớ rằng bạn đi làm vì muốn học hỏi thêm kiến thức và tiếp thu kinh nghiệm chứ không phải mưu sinh.
Xác định được mục tiêu đúng, bạn sẽ có được sự tập trung và lĩnh hội hoàn toàn khác. Bạn sẽ chủ động tìm kiếm các giá trị tốt cho bản thân, những giá trị lớn hơn giá trị của tiền. Ví dụ như các mối quan hệ, khả năng giao tiếp, hay cả niềm vui nữa…
Trái lại, một mục tiêu sai lệch sẽ khiến bạn lãng phí thời gian và kết quả lại không như ý muốn.
Chọn việc làm thêm gần với ngành nghề
Nếu có thể, hãy chọn việc làm thêm gần với ngành học của mình hoặc nghề nghiệp tương lai mà bạn theo đuổi. Việc này giúp bạn bổ sung kiến thức cho ngành nghề mình lựa chọn, giúp bạn hiểu hơn về nghề nghiệp tương lai của bản thân.
Một công việc làm thêm gần với ngành nghề sẽ là một điểm cộng trong bảng lịch sử kinh nghiệm làm việc của bạn. Sẽ là một điều tuyệt vời khi bạn vừa ra trường thì sơ yếu lý lịch đã có ngay một dòng thể hiện kinh nghiệm cho vị trí ứng tuyển.
Không dễ nhưng cũng không quá khó khăn để bạn tìm một việc làm thêm như vậy, chỉ cần bạn nhiệt tình và kiên nhẫn. Ví dụ như sinh viên ngành Ngữ văn – Báo chí thì có thể cộng tác với các tòa soạn báo; sinh viên trường Marketing, Kinh tế có thể trải nghiệm ở các vị trí PG, bán hàng thời vụ, cộng tác viên cho các sự kiện truyền thông; sinh viên ngành Xây dựng có thể thực tập không lương tại các công trường…
Học hỏi kinh nghiệm từ các bậc “tiền bối”
Không ai có thể thành tài và nên người mà không có sự dẫn dắt. Có thể bạn chăm chỉ, thông minh và khéo léo nhưng bạn cần được hướng dẫn thì những tố chất kia mới có thể hỗ trợ đắc lực và biến những điều bạn từng làm thành kinh nghiệm thực tế. Nên hỏi, xin ý kiến và lời tư vấn của người đi trước để có những chỉ dẫn thiết thực, lời khuyên bổ ích giá trị.
Bạn có thể để ý và thấy ngay những tờ rơi tuyển việc làm do những công ty đa cấp hay lừa đảo thường có dòng chữ “ưu tiên sinh viên năm nhất, năm hai”. Và thực tế thì không ít sinh viên đã “sập bẫy” khi không chịu tham khảo ý kiến của các anh chị hay bạn bè đi trước.
Cân đối thời gian và sức khỏe
Điều cuối cùng nhưng cực kỳ quan trọng đó là phải biết cân đối thời gian và sức lực, sắp xếp thời khóa biểu giữa việc học và đi làm sao cho thật hợp lý.
Các bạn trẻ rất dễ rơi vào trường hợp vì quá mê công việc mà thiếu tập trung cho việc học, dẫn đến phải thi lại, kết quả học tập sa sút và tệ hơn nữa là nghỉ học. Một hiện tượng rất phổ biến là rất nhiều bạn sinh viên ngủ gục khi lên lớp vì khi đi làm thêm không biết cân đối thời gian và sức khỏe nên không thể giữ được sự tỉnh táo.
Không bao giờ được quên rằng nhiệm vụ chính của bạn là học. Điều này rất rõ ràng, tất cả các bạn đều biết, nhưng thực tế không ít sinh viên đi làm thêm đã bắt đầu lạc mất con đường mình theo đuổi lúc nào không hay. Vì vậy, dù hoàn cảnh như thế nào, hãy luôn là chính mình và cân bằng cuộc sống.
Hướng dẫn tân sinh viên ứng phó với kì thi cuối kì
Dưới đây là những mẹo vặt, kinh nghiệm rất đơn giản nhưng lại vô cùng hữu ích cho các bạn tân sinh viên trong mùa thi cuối kì sắp tới gần.
Xem lịch thi
Điều này rất quan trọng vì nó sẽ giúp chúng ta có thể sắp xếp được thời gian biểu để ôn thi đúng cách (môn nào ôn trước, môn nào ôn sau). Với những môn thi lí thuyết với lượng bài dày thì chúng ta sẽ ưu tiên ôn trước, còn những môn thi trắc nghiệm chúng ta có thể để sau.
Hỏi han kinh nghiệm
Những anh chị khóa trên sẽ chỉ bảo chúng ta rất nhiều trong kinh nghiệm thi cử. Từ việc mua tài liệu ở đâu thì chính xác và sát với đề thi nhất, môn này dài ngắn ra sao, coi thi môn nào dễ, môn nào khó? Đến những việc rất nhỏ như ôn như thế nào, lấy ví dụ môn này ra làm sao,... Và đừng quên thầy cô bộ môn, họ cũng cho ta rất nhiều lời khuyên bổ ích cho việc ôn thi.
Sẽ là thiếu sót lớn nếu bạn bỏ lỡ cơ hội học hỏi, cũng như chia sẻ kinh nghiệm, tâm tư với những người đó.
Cách chọn, làm và sử dụng tài liệu để ôn tập
Làm đề cương là một biện pháp tối ưu cho các bạn chăm chỉ. Việc làm đề cương giúp chúng ta nhiều lợi ích: vừa có thể hệ thống lại kiến thức một cách tổng quát (điều này rất tốt cho việc hình dung lại kiến thức khi đã học thuộc một mớ lí thuyết dày đặc), vừa sở hữu một tập tài liệu do chính tay mình làm ra sẽ dễ học hơn nhiều so với các loại tài liệu khác. Lưu ý việc làm đề cương nên thực hiện trong quá trình học đến khi hết môn học, đừng nên làm trong quá trình ôn thi bạn sẽ mất nhiều thời gian và không kịp ôn luyện.
Nếu bạn không thuộc tuýp người chăm chỉ thì tài liệu in sẵn ở các quán photo là sự lựa chọn khả thi. Nhưng hãy cân nhắc cho cẩn thận, mua ở đâu, tài liệu có đầy đủ, chính xác không trước khi mua, vì nó sẽ ảnh hưởng đến cách học cũng như kết quả thi của bạn.
Ngoài ra việc tham khảo tư liệu trên thư viện cũng là cách tốt để có bạn có thể học nhanh hơn, cũng như có các chi tiết, ví dụ thú vị, đặc sắc giúp kiếm thêm điểm cho bài thi.
Việc sử dụng đúng nguồn tài liệu sẽ giúp bạn tiết kiệm được thời gian cũng như sức lực cho bản thân.
Một số lưu ý nhỏ mà bạn nên làm
Đừng cố nhồi nhét kiến thức khi bạn đang buồn ngủ.
Hãy xác định cho mình một thời gian biểu hợp lí giữa việc ôn luyện và các sinh hoạt khác.
Cố ăn uống đầy đủ để có năng lượng, đầu óc tỉnh táo cho việc ôn thi.
Giai đoạn này chúng ta có rất nhiều thời gian (các môn học hầu như đã kết thúc), tình trạng cả ngày ngồi ở nhà học hoặc ôm máy tính kéo dài sẽ dẫn đến việc tâm trạng, cơ thể cảm thấy uể oải, mệt mỏi. Điều này không giúp ích gì chúng ta mà còn có những ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe. Vì vậy, hãy dành chút thời gian thư giãn, làm những điều mình thích,… Nhưng bạn hãy nhớ việc ôn luyện vẫn phải đặt lên hàng đầu.
Điều này rất quan trọng vì nó sẽ giúp chúng ta có thể sắp xếp được thời gian biểu để ôn thi đúng cách (môn nào ôn trước, môn nào ôn sau). Với những môn thi lí thuyết với lượng bài dày thì chúng ta sẽ ưu tiên ôn trước, còn những môn thi trắc nghiệm chúng ta có thể để sau.
Hỏi han kinh nghiệm
Những anh chị khóa trên sẽ chỉ bảo chúng ta rất nhiều trong kinh nghiệm thi cử. Từ việc mua tài liệu ở đâu thì chính xác và sát với đề thi nhất, môn này dài ngắn ra sao, coi thi môn nào dễ, môn nào khó? Đến những việc rất nhỏ như ôn như thế nào, lấy ví dụ môn này ra làm sao,... Và đừng quên thầy cô bộ môn, họ cũng cho ta rất nhiều lời khuyên bổ ích cho việc ôn thi.
Sẽ là thiếu sót lớn nếu bạn bỏ lỡ cơ hội học hỏi, cũng như chia sẻ kinh nghiệm, tâm tư với những người đó.
Cách chọn, làm và sử dụng tài liệu để ôn tập
Làm đề cương là một biện pháp tối ưu cho các bạn chăm chỉ. Việc làm đề cương giúp chúng ta nhiều lợi ích: vừa có thể hệ thống lại kiến thức một cách tổng quát (điều này rất tốt cho việc hình dung lại kiến thức khi đã học thuộc một mớ lí thuyết dày đặc), vừa sở hữu một tập tài liệu do chính tay mình làm ra sẽ dễ học hơn nhiều so với các loại tài liệu khác. Lưu ý việc làm đề cương nên thực hiện trong quá trình học đến khi hết môn học, đừng nên làm trong quá trình ôn thi bạn sẽ mất nhiều thời gian và không kịp ôn luyện.
Nếu bạn không thuộc tuýp người chăm chỉ thì tài liệu in sẵn ở các quán photo là sự lựa chọn khả thi. Nhưng hãy cân nhắc cho cẩn thận, mua ở đâu, tài liệu có đầy đủ, chính xác không trước khi mua, vì nó sẽ ảnh hưởng đến cách học cũng như kết quả thi của bạn.
Ngoài ra việc tham khảo tư liệu trên thư viện cũng là cách tốt để có bạn có thể học nhanh hơn, cũng như có các chi tiết, ví dụ thú vị, đặc sắc giúp kiếm thêm điểm cho bài thi.
Việc sử dụng đúng nguồn tài liệu sẽ giúp bạn tiết kiệm được thời gian cũng như sức lực cho bản thân.
Một số lưu ý nhỏ mà bạn nên làm
Đừng cố nhồi nhét kiến thức khi bạn đang buồn ngủ.
Hãy xác định cho mình một thời gian biểu hợp lí giữa việc ôn luyện và các sinh hoạt khác.
Cố ăn uống đầy đủ để có năng lượng, đầu óc tỉnh táo cho việc ôn thi.
Giai đoạn này chúng ta có rất nhiều thời gian (các môn học hầu như đã kết thúc), tình trạng cả ngày ngồi ở nhà học hoặc ôm máy tính kéo dài sẽ dẫn đến việc tâm trạng, cơ thể cảm thấy uể oải, mệt mỏi. Điều này không giúp ích gì chúng ta mà còn có những ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe. Vì vậy, hãy dành chút thời gian thư giãn, làm những điều mình thích,… Nhưng bạn hãy nhớ việc ôn luyện vẫn phải đặt lên hàng đầu.
Phượt vùng núi và những hiểm họa khôn lường với các bạn trẻ còn non kinh nghiệm
Hiện nay, phượt đang trở thành một "trào lưu" được giới trẻ yêu thích, tuy nhiên họ lại không nắm rõ được những hiểm họa khôn lường có thể xảy ra bất cứ lúc nào khi tham gia phượt, vì vậy mà có một số trường hợp đáng tiếc trong quá trình phượt của các bạn trẻ đã xảy ra.
Khoảng 2 năm trở lại đây, cùng với niềm đam mê được khám phá thế giới, tìm hiểu những cung đường mới thì Phượt cũng dần trở thành một khái niệm quen thuộc với các bạn trẻ Việt Nam. Hầu như, ai cũng có thể phượt, ai cũng có thể tìm được những người "cùng chung chí hướng" một cách dễ dàng. Phượt phổ biến đến mức, chỉ cần lướt Facebook nửa tiếng là bạn đã có thể tìm ra được ít nhất 5-6 phượt thủ với những album đầy những bức hình ở khắp các nẻo đường trên cả nước.
Trong số các địa điểm phượt thì thời điểm này là lúc mà các vùng núi Đông Bắc, Tây Bắc được các bạn trẻ yêu thích và lựa chọn nhiều nhất để đi. Cứ mỗi cuối tuần là Newsfeed trên Facebook lại ngập tràn những bức hình các bạn trẻ chụp bên những vườn hoa tam giác mạch hay những đồi chè ngút ngàn. Những cung đường ở các vùng này dần trở nên quen thuộc, tuy nhiên, chính vì sự quen thuộc đấy đã khiến các bạn trẻ trở nên chủ quan và không thể lường trước được những hiểm họa trên đường phượt của mình.
Từ những cung đường đẹp… chết người
Đẹp chết người là bởi ngay từ những phút giây đầu tiên, chắc chắn bạn sẽ phải choáng ngợp bởi sự hùng vĩ của núi rừng Việt Nam. Đó là một cảm giác vừa ngây ngất, vừa vỡ òa sung sướng vì những gì trải ra trước mắt mình, không một bức tranh hay hình ảnh nào có thể sánh nổi.
Nhưng ngay sau đó là cảm giác nghẹt thở vì ẩn chứa trong sự hùng vĩ đó là vô cùng nhiều những cái bẫy chết người. Vừa phút trước, bạn ngẩn ngơ vì những rặng rừng xanh thẳm trải dài, những dải mây trắng vắt hờ hững qua sườn núi cheo leo, rồi dòng sông rộng dài mà chỉ leo lắt như một sợi chỉ xanh khi nhìn xuống từ độ cao vài nghìn mét. Thế rồi ngay phút sau, bạn nhìn thấy giữa con đường và vực thẳm là một lằn ranh rất mong manh, thậm chí có nơi còn chẳng có gì ngăn cách.
Rồi bạn sực nhớ tới sự chông chênh của mình khi nhìn xuống mặt đất mình đang chạy xe chỉ là một con đường hẹp dính vào sườn núi mênh mông, hẹp đến mức khoảng cách giữa bạn và những chiếc ô tô tải bên cạnh chỉ cách nhau khoảng vài chục.. centimet, mặt đường thì đầy những sỏi đá gập ghềnh. Và cảm giác đó dần được thay thế bằng sự cảnh giác tuyệt đối, giật mình mỗi khi đối mặt với một khúc cua nào đó, một khúc cua mà bạn chẳng thể nhìn thấy được điều gì đang có ở bên kia ngoài khoảng không hun hút. Ai biết được sau đó sẽ là khúc ngoặt hiểm đến thế nào, hay một chiếc container lớn ra sao. Hiểm họa luôn chờ đợi bạn ở mọi ngóc ngách, mọi cơ hội mà bạn ngơi tay, ngơi óc suy nghĩ, cảnh giác.
Minh Thu, một tay phượt nghiệp dư bồi hồi kể loại chuyến phượt Mộc Châu của mình: "Dù chỉ là Ôm (ngồi đằng sau) thôi và Xế (người lái xe) của mình rất chắc tay, nhưng suốt quãng đường mình luôn trong tình trạng "đau tim" vì quãng đường nguy hiểm quá. Đường đi thì nhỏ, hẹp, lại quá nhiều ô tô tải trọng lớn, container, có khi còn… đi sát bên cạnh mình chỉ một gang tay. Lo tránh ô tô rồi, lại phải lo mỗi khi đi qua những khúc cua hiểm."
Còn Quang Huy, cũng là một bạn trẻ mê phượt chia sẻ về chuyến xe máy lên Hà Giang: "Lên Hà Giang thì ai cũng đi qua đèo Mã Pí Lèng, một trong những con đèo đẹp và nguy hiểm bậc nhất. Bạn sẽ vừa hào hứng và say mê với cảnh đẹp đến nghẹt thở ở đây, với dòng Nho Quế xanh ngọc phía dưới, và cùng lúc đó, bạn vừa phải cảnh giác cao độ bởi đèo Mã Pí Lèng không chỉ dài hun hút với những vòng cung mềm mại chữ A, chữ M, những vòng ngoặt bất ngờ, mà còn những vỉa đá nhọn hoắt chen chúc lẫn nhau đầy nguy hiểm."
Đấy là đi phượt trong điều kiện trời đẹp thì còn đỡ. Đi phượt khi trời mù sương, trời đêm lại là một thử thách mà không phải ai cũng dám thử. Đường đèo nguy hiểm đến thế, trời quang còn khó đi, còn run tay, nay lại được phủ thêm một lớp sương mờ mịt "chính hiệu" miền núi. Người cách người vài mét còn chẳng thấy đèn pha của nhau, nói gì những chiếc xe tải, xe máy đi ngược chiều bất chợt xuất hiện sau một khúc ngoặt. Còn trời đêm thì thật sự là một cơn ác mộng cho những tay phượt còn non. Trời tối mù mịt, những đoàn xe tải nhiều hơn, nối đuôi nhau đi xuyên đêm, bóng tối và sương mù làm bạn còn chẳng thể phân biệt được ranh giới giữa con đường và vực thẳm.
... Đến sự chủ quan của các dân phượt non tay
Đây là một sai lầm mà hầu hết các người trẻ, khi mới tập tọe đi phượt đều gặp phải. Sự tự tin, chủ quan hầu hết đến từ việc các bạn trẻ không trang bị đầy đủ các kỹ năng đi phượt cần thiết, cũng như tâm lý đám đông, thấy người khác đi được, đi dễ là tin rằng mình cũng có thể làm được. Điều này dẫn đến việc các bạn không thể lường được những gì có thể xảy ra trên đường phượt của mình.
Choáng ngợp vì đèo thác? Nhìn ảnh thì có vẻ khó đấy nhưng bao nhiêu người đi qua có làm sao đâu, mình thừa sức đi. Xe tải, container? Trong thành phố đông kìn kịt như thế còn tránh được nữa là ở nơi khỉ ho cò gáy nào đó. Đường xấu? Tránh ổ gà, tránh chỗ lồi lõm là được. Đi đêm? Đèn pin, miếng dán phản quang và đèn pha là đủ. Những đoạn cua nguy hiểm? Đi chậm lại là xong.
Nhưng rõ là, bạn thừa hiểu, ngay cả trong cuộc sống bình thường thì từ lý thuyết đi tới thực tế là một con đường dài mà. Điều đó không khác khi bạn đi phượt là mấy. Từ lý thuyết đi phượt cho tới việc đi phượt vùng núi thật chính là một con đường vừa dài dằng dặc, vừa cực kỳ chông gai với vô số nguy hiểm mà bạn khó mà mường tượng ra. Thậm chí, những nguy hiểm mà chúng tôi vừa liệt kê trên phần 1 kia cũng chẳng thể đầy đủ hết bởi trên con đường, hiểm họa là một kẻ biết thay hình đổi dạng từ kiểu này sang dáng khác.
Linh Đan, một bạn trẻ yêu du lịch kể lại lần đi… ô tô lên Mù Căng Chải của mình: "Ngồi trong ô tô nhưng nhìn cảnh núi xung quanh mình cũng cảm thấy hơi rợn người. Bác tài đi chậm và cẩn thận, nhưng đang đi thì gặp một nhóm bạn khoảng 10 người đi xe máy. Các bạn phóng rất nhanh và ẩu, có đoạn còn vượt cả ô tô nữa. Kiểu đi đấy trong phố còn sợ nữa là đi trên đèo, trên vách núi cheo leo".
"Các nhóm bạn trẻ, phóng nhanh, vượt ẩu ở các cung đường phượt lên núi đã không còn là "của lạ" nữa. Chúng mình thường xuyên gặp những nhóm như vậy trong mỗi chuyến đi của mình. Không trang bị các kiến thức về phượt đường trường đã đành, đây lại còn đi ẩu nữa thì đúng là đùa với tính mạng." Bình, một nhiếp ảnh gia thường xuyên có các chuyến lên vùng cao để chụp ảnh, cho biết.
Và đã có những tai nạn xảy ra...
Những cung đường nguy hiểm, những phượt thủ còn non tay, những điều không may bất ngờ xảy đến trong mỗi chuyến phượt là điều khó tránh khỏi. Nhẹ thì ngã xe, trầy xước, nặng thì bị thương, gãy tay, gãy chân cũng không phải là điều hiếm gặp, và nặng hơn nữa là tử nạn.
Ngày hôm qua, cộng đồng phượt tại Việt Nam xôn xao với tin tức về vụ tai nạn nghiêm trọng trong một chuyến phượt lên Mộc Châu bằng xe máy của một nhóm bạn trẻ. Trong đó có 1 bạn nữ đã tử vong và 1 bạn nam phải nhập viện vì chấn thương sọ não. Tin tức này đã được xác nhận khiến nhiều bạn cảm thấy xót xa và tiếc thương cho nữ sinh xấu số kia, đồng thời càng thêm hoang mang về những chuyến phượt không tuân thủ các quy tắc đảm bảo an toàn.
Cái cảm giác hào hứng trước mỗi chuyến đi, hào hứng đến mức bạn chẳng có cảm giác là mình đang đối mặt với rất nhiều hiểm nguy, rồi cả cảm giác sung sướng khi đối mặt và vượt qua những thử thách, cảm giác làm chủ được chính mình, cảm giác thành công… Tất cả những cảm giác đó chính là một liều thuốc kích thích khiến các bạn trẻ không thể ngồi yên trước tiếng gọi của những cung đường. Nhưng bạn ơi, trước khi "xách ba lô lên và đi", bạn hãy chậm lại một chút để nghĩ xem, liệu mình có đủ sức?
Liệu bạn đã trang bị đủ các kiến thức về phượt đường trường? Liệu bạn đã chăm chút cho chiếc xe của bạn đủ tốt để nó không dở chứng khi đang đi? Liệu bạn đã chuẩn bị tinh thần cho những chặng đường dài 5 -6, thậm chí là chục tiếng không ngơi nghỉ? Liệu bạn đã có đủ sự khéo léo khi điều khiển xe, khi mà trên xe không chỉ có bạn mà còn có tính mạng của một con người khác? Hãy đặt cho mình hàng loạt câu hỏi, và rồi nhìn lại xung quanh những người thân của mình và hỏi một câu cuối: Liệu bạn có tin vào tay lái của mình sẽ giúp mình đi và trở lại với những con người yêu thương này?
Đừng nghĩ chúng tôi đang trở nên quá to tát, đừng nghĩ chúng tôi đang nói vống vấn đề lên quá lớn. Phượt đường trường, nhất là phượt xe máy trên đường núi không phải là thứ quả ngọt mà những bạn trẻ non tay có thể dại dột với lên hái. Nó dành cho những người thật sự có bản lĩnh, có hiểu biết, có kỹ thuật và đầu óc tổ chức, sự kiên trì… Bởi lẽ, phượt đường trường là thử thách phải trả giá không phải bằng một hai vết xước, mà có thể là cả tính mạng của chính bạn, và nụ cười của những người thân yêu.
Trong số các địa điểm phượt thì thời điểm này là lúc mà các vùng núi Đông Bắc, Tây Bắc được các bạn trẻ yêu thích và lựa chọn nhiều nhất để đi. Cứ mỗi cuối tuần là Newsfeed trên Facebook lại ngập tràn những bức hình các bạn trẻ chụp bên những vườn hoa tam giác mạch hay những đồi chè ngút ngàn. Những cung đường ở các vùng này dần trở nên quen thuộc, tuy nhiên, chính vì sự quen thuộc đấy đã khiến các bạn trẻ trở nên chủ quan và không thể lường trước được những hiểm họa trên đường phượt của mình.
Từ những cung đường đẹp… chết người
Đẹp chết người là bởi ngay từ những phút giây đầu tiên, chắc chắn bạn sẽ phải choáng ngợp bởi sự hùng vĩ của núi rừng Việt Nam. Đó là một cảm giác vừa ngây ngất, vừa vỡ òa sung sướng vì những gì trải ra trước mắt mình, không một bức tranh hay hình ảnh nào có thể sánh nổi.
Nhưng ngay sau đó là cảm giác nghẹt thở vì ẩn chứa trong sự hùng vĩ đó là vô cùng nhiều những cái bẫy chết người. Vừa phút trước, bạn ngẩn ngơ vì những rặng rừng xanh thẳm trải dài, những dải mây trắng vắt hờ hững qua sườn núi cheo leo, rồi dòng sông rộng dài mà chỉ leo lắt như một sợi chỉ xanh khi nhìn xuống từ độ cao vài nghìn mét. Thế rồi ngay phút sau, bạn nhìn thấy giữa con đường và vực thẳm là một lằn ranh rất mong manh, thậm chí có nơi còn chẳng có gì ngăn cách.
Rồi bạn sực nhớ tới sự chông chênh của mình khi nhìn xuống mặt đất mình đang chạy xe chỉ là một con đường hẹp dính vào sườn núi mênh mông, hẹp đến mức khoảng cách giữa bạn và những chiếc ô tô tải bên cạnh chỉ cách nhau khoảng vài chục.. centimet, mặt đường thì đầy những sỏi đá gập ghềnh. Và cảm giác đó dần được thay thế bằng sự cảnh giác tuyệt đối, giật mình mỗi khi đối mặt với một khúc cua nào đó, một khúc cua mà bạn chẳng thể nhìn thấy được điều gì đang có ở bên kia ngoài khoảng không hun hút. Ai biết được sau đó sẽ là khúc ngoặt hiểm đến thế nào, hay một chiếc container lớn ra sao. Hiểm họa luôn chờ đợi bạn ở mọi ngóc ngách, mọi cơ hội mà bạn ngơi tay, ngơi óc suy nghĩ, cảnh giác.
Minh Thu thì luôn trong tình trạng "đau tim" vì nhiều quãng đường nguy hiểm.
Đấy là đi phượt trong điều kiện trời đẹp thì còn đỡ. Đi phượt khi trời mù sương, trời đêm lại là một thử thách mà không phải ai cũng dám thử. Đường đèo nguy hiểm đến thế, trời quang còn khó đi, còn run tay, nay lại được phủ thêm một lớp sương mờ mịt "chính hiệu" miền núi. Người cách người vài mét còn chẳng thấy đèn pha của nhau, nói gì những chiếc xe tải, xe máy đi ngược chiều bất chợt xuất hiện sau một khúc ngoặt. Còn trời đêm thì thật sự là một cơn ác mộng cho những tay phượt còn non. Trời tối mù mịt, những đoàn xe tải nhiều hơn, nối đuôi nhau đi xuyên đêm, bóng tối và sương mù làm bạn còn chẳng thể phân biệt được ranh giới giữa con đường và vực thẳm.
... Đến sự chủ quan của các dân phượt non tay
Đây là một sai lầm mà hầu hết các người trẻ, khi mới tập tọe đi phượt đều gặp phải. Sự tự tin, chủ quan hầu hết đến từ việc các bạn trẻ không trang bị đầy đủ các kỹ năng đi phượt cần thiết, cũng như tâm lý đám đông, thấy người khác đi được, đi dễ là tin rằng mình cũng có thể làm được. Điều này dẫn đến việc các bạn không thể lường được những gì có thể xảy ra trên đường phượt của mình.
Choáng ngợp vì đèo thác? Nhìn ảnh thì có vẻ khó đấy nhưng bao nhiêu người đi qua có làm sao đâu, mình thừa sức đi. Xe tải, container? Trong thành phố đông kìn kịt như thế còn tránh được nữa là ở nơi khỉ ho cò gáy nào đó. Đường xấu? Tránh ổ gà, tránh chỗ lồi lõm là được. Đi đêm? Đèn pin, miếng dán phản quang và đèn pha là đủ. Những đoạn cua nguy hiểm? Đi chậm lại là xong.
Nhưng rõ là, bạn thừa hiểu, ngay cả trong cuộc sống bình thường thì từ lý thuyết đi tới thực tế là một con đường dài mà. Điều đó không khác khi bạn đi phượt là mấy. Từ lý thuyết đi phượt cho tới việc đi phượt vùng núi thật chính là một con đường vừa dài dằng dặc, vừa cực kỳ chông gai với vô số nguy hiểm mà bạn khó mà mường tượng ra. Thậm chí, những nguy hiểm mà chúng tôi vừa liệt kê trên phần 1 kia cũng chẳng thể đầy đủ hết bởi trên con đường, hiểm họa là một kẻ biết thay hình đổi dạng từ kiểu này sang dáng khác.
Linh Đan, một bạn trẻ yêu du lịch kể lại lần đi… ô tô lên Mù Căng Chải của mình: "Ngồi trong ô tô nhưng nhìn cảnh núi xung quanh mình cũng cảm thấy hơi rợn người. Bác tài đi chậm và cẩn thận, nhưng đang đi thì gặp một nhóm bạn khoảng 10 người đi xe máy. Các bạn phóng rất nhanh và ẩu, có đoạn còn vượt cả ô tô nữa. Kiểu đi đấy trong phố còn sợ nữa là đi trên đèo, trên vách núi cheo leo".
Linh Đan từng phát sợ với những nhóm phượt... phóng như bay trên đường đèo cheo leo.
Và đã có những tai nạn xảy ra...
Những cung đường nguy hiểm, những phượt thủ còn non tay, những điều không may bất ngờ xảy đến trong mỗi chuyến phượt là điều khó tránh khỏi. Nhẹ thì ngã xe, trầy xước, nặng thì bị thương, gãy tay, gãy chân cũng không phải là điều hiếm gặp, và nặng hơn nữa là tử nạn.
Ngày hôm qua, cộng đồng phượt tại Việt Nam xôn xao với tin tức về vụ tai nạn nghiêm trọng trong một chuyến phượt lên Mộc Châu bằng xe máy của một nhóm bạn trẻ. Trong đó có 1 bạn nữ đã tử vong và 1 bạn nam phải nhập viện vì chấn thương sọ não. Tin tức này đã được xác nhận khiến nhiều bạn cảm thấy xót xa và tiếc thương cho nữ sinh xấu số kia, đồng thời càng thêm hoang mang về những chuyến phượt không tuân thủ các quy tắc đảm bảo an toàn.
Chân dung nữ phượt thủ xấu số.
Nhiều facebooker thể hiện sự đau buồn, tiếc thương trên facebook cô bạn.
Một người quen của nữ sinh này cho biết: "Cô bé rất ngoan và học giỏi, em đi chơi sau một đợt thi cử căng thẳng chứ không phải là người hay đi chơi đâu. Đây là lần đầu tiên cô bé đi phượt và đã không tìm hiểu kỹ về
nhóm phượt này. Mong em hãy an nghỉ. Mọi người luôn nhớ và yêu em..."
Phượt đường trường không dành cho người "thiếu hiểu biết"Cái cảm giác hào hứng trước mỗi chuyến đi, hào hứng đến mức bạn chẳng có cảm giác là mình đang đối mặt với rất nhiều hiểm nguy, rồi cả cảm giác sung sướng khi đối mặt và vượt qua những thử thách, cảm giác làm chủ được chính mình, cảm giác thành công… Tất cả những cảm giác đó chính là một liều thuốc kích thích khiến các bạn trẻ không thể ngồi yên trước tiếng gọi của những cung đường. Nhưng bạn ơi, trước khi "xách ba lô lên và đi", bạn hãy chậm lại một chút để nghĩ xem, liệu mình có đủ sức?
Liệu bạn đã trang bị đủ các kiến thức về phượt đường trường? Liệu bạn đã chăm chút cho chiếc xe của bạn đủ tốt để nó không dở chứng khi đang đi? Liệu bạn đã chuẩn bị tinh thần cho những chặng đường dài 5 -6, thậm chí là chục tiếng không ngơi nghỉ? Liệu bạn đã có đủ sự khéo léo khi điều khiển xe, khi mà trên xe không chỉ có bạn mà còn có tính mạng của một con người khác? Hãy đặt cho mình hàng loạt câu hỏi, và rồi nhìn lại xung quanh những người thân của mình và hỏi một câu cuối: Liệu bạn có tin vào tay lái của mình sẽ giúp mình đi và trở lại với những con người yêu thương này?
Đừng nghĩ chúng tôi đang trở nên quá to tát, đừng nghĩ chúng tôi đang nói vống vấn đề lên quá lớn. Phượt đường trường, nhất là phượt xe máy trên đường núi không phải là thứ quả ngọt mà những bạn trẻ non tay có thể dại dột với lên hái. Nó dành cho những người thật sự có bản lĩnh, có hiểu biết, có kỹ thuật và đầu óc tổ chức, sự kiên trì… Bởi lẽ, phượt đường trường là thử thách phải trả giá không phải bằng một hai vết xước, mà có thể là cả tính mạng của chính bạn, và nụ cười của những người thân yêu.