Home » tin xã hội
Cập nhật: Gia đình đưa tiễn cố nhạc sĩ Thanh Tùng về nơi an nghỉ cuối cùng
Sáng 22/3 lễ viếng cố nhạc sĩ Thanh Tùng đang diễn ra tại Nhà tang lễ Bộ Quốc Phòng - số 5 Trần Thánh Tông - Hà Nội.
Những ngày vừa qua, nền âm nhạc Việt Nam liên tiếp đón nhận những nỗi đau lớn trước sự ra đi của nhiều tên tuổi nhạc sĩ, ca sĩ tài năng. Sáng 15/3, nhạc sĩ Thanh Tùng - tác giả của nhiều bản tình ca bất hủ, người dẫn đầu trong xu hướng nhạc nhẹ những năm 90 đã trút hơi thở cuối cùng sau thời gian dài chống chọi với bệnh tật. Nhạc sĩ Thanh Tùng sinh năm 1948, ông hưởng thọ 69 tuổi.
Ngày 22/3, gia đình cố nhạc sĩ đã làm lễ viếng, lễ truy điệu cho ông tại Nhà tang lễ Bộ Quốc Phòng - Số 5 Trần Thánh Tông - Hà Nội. Trong cáo phó, gia đình làm theo di nguyện của cố nhạc sĩ Thanh Tùng là không nhận tiền phúng điếu. Gia đình chọn nơi an nghỉ cho ông tại Công viên Thiên Đức (Vĩnh Hằng Viên - tỉnh Phú Thọ).
Cáo phó cố nhạc sĩ Thanh Tùng. Gia đình ông không nhận tiền phúng điếu trong lễ viếng.
Nghi thức trước lễ viếng cố nhạc sĩ
Gia đình cố nhạc sĩ Thanh Tùng đưa tiễn ông về nơi an nghỉ cuối cùng vào sáng nay 22/3
Gia đình cố nhạc sĩ nén những giọt nước mắt đau buồn trong lễ viếng
Cháu trai của nhạc sĩ Thanh Tùng đau buồn đưa tiễn ông
Gia đình nén nỗi đau, nhìn mặt cố nhạc sĩ lần cuối
Sổ tang lưu lại những nhắn nhủ cuối cùng của gia đình, bạn bè dành cho cố nhạc sĩ
Những bức ảnh cố nhạc sĩ Thanh Tùng bên gia đình khi còn sống
Không gian tưởng nhớ cố nhạc sĩ với những bức ảnh gia đình
Di ảnh của cố nhạc sĩ Thanh Tùng
Nơi để linh cữu cố nhạc sĩ Thanh Tùng với những vòng hoa trắng ngập tràn không gian
Nhà sư làm lễ trước linh cữu cố nhạc sĩ
Nhạc sĩ Thanh Tùng sinh ngày 15 tháng 9 năm 1948 tại Khánh Hòa.
Năm 6 tuổi ông cùng cha mẹ ra Bắc và lập nghiệp tại đây. Sau đó ông sang học tại Nhạc viện Bình Nhưỡng, Triều Tiên và tốt nghiệp năm 23 tuổi.
Năm 1975, Thanh Tùng viết ca khúc đầu tay "Cây sầu riêng trổ bông" cho một vở cải lương. Từ đó, ông đã viết hơn 200 bài hát.
Từ năm 1971 đến 1975 Thanh Tùng là chỉ huy dàn nhạc Đài Tiếng nói Việt Nam II. Sau 1975, Thanh Tùng về sống tại Thành phố Hồ Chí Minh và là người có công xây dựng Dàn nhạc nhẹ Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh và khai sinh nhóm hợp ca Những làn sóng nhỏ. Ông còn chỉ huy hợp xướng và chỉ đạo nghệ thuật Đoàn Ca múa Bông Sen. Thanh Tùng cũng là người đầu tiên đưa nhạc nhẹ chuyển soạn các ca khúc thành nhạc không lời như "Con kênh xanh xanh" của Ngô Huỳnh, "Cánh chim báo tin vui" của Đàm Thanh...
Nhạc sĩ Thanh Tùng đã cống hiến cho nền nhạc nhẹ Việt Nam hàng loạt những ca khúc nổi tiếng như: Trái tim không ngủ yên, Hát với chú ve con, Hoàng hôn màu lá, Chuyện tình của biển, Lời tỏ tình của mùa xuân, Ngôi sao cô đơn, Câu chuyện nhỏ của tôi, Hoa tím ngoài sân, Em và tôi, Phố biển, Mưa ngâu, Lối cũ ta về...
Vào năm 2008, ông không còn đi lại được sau một trận tai biến bất ngờ. Ông còn bị liệt bên phải, mất khả năng nói, bị tiểu đường và thận. Ông qua đời vào ngày 15 tháng 3 năm 2016 tại Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét