Cập nhật: Gia đình đưa tiễn cố nhạc sĩ Thanh Tùng về nơi an nghỉ cuối cùng

Sáng 22/3 lễ viếng cố nhạc sĩ Thanh Tùng đang diễn ra tại Nhà tang lễ Bộ Quốc Phòng - số 5 Trần Thánh Tông - Hà Nội.

Những ngày vừa qua, nền âm nhạc Việt Nam liên tiếp đón nhận những nỗi đau lớn trước sự ra đi của nhiều tên tuổi nhạc sĩ, ca sĩ tài năng. Sáng 15/3, nhạc sĩ Thanh Tùng - tác giả của nhiều bản tình ca bất hủ, người dẫn đầu trong xu hướng nhạc nhẹ những năm 90 đã trút hơi thở cuối cùng sau thời gian dài chống chọi với bệnh tật. Nhạc sĩ Thanh Tùng sinh năm 1948, ông hưởng thọ 69 tuổi.
Ngày 22/3, gia đình cố nhạc sĩ đã làm lễ viếng, lễ truy điệu cho ông tại Nhà tang lễ Bộ Quốc Phòng - Số 5 Trần Thánh Tông - Hà Nội. Trong cáo phó, gia đình làm theo di nguyện của cố nhạc sĩ Thanh Tùng là không nhận tiền phúng điếu. Gia đình chọn nơi an nghỉ cho ông tại Công viên Thiên Đức (Vĩnh Hằng Viên - tỉnh Phú Thọ).
Cập nhật: Gia đình đưa tiễn cố nhạc sĩ Thanh Tùng về nơi an nghỉ cuối cùng - Ảnh 1.
 Cáo phó cố nhạc sĩ Thanh Tùng. Gia đình ông không nhận tiền phúng điếu trong lễ viếng.
Cập nhật: Gia đình đưa tiễn cố nhạc sĩ Thanh Tùng về nơi an nghỉ cuối cùng - Ảnh 2.
 Nghi thức trước lễ viếng cố nhạc sĩ
Cập nhật: Gia đình đưa tiễn cố nhạc sĩ Thanh Tùng về nơi an nghỉ cuối cùng - Ảnh 3.
Cập nhật: Gia đình đưa tiễn cố nhạc sĩ Thanh Tùng về nơi an nghỉ cuối cùng - Ảnh 4.
 Gia đình cố nhạc sĩ Thanh Tùng đưa tiễn ông về nơi an nghỉ cuối cùng vào sáng nay 22/3
Cập nhật: Gia đình đưa tiễn cố nhạc sĩ Thanh Tùng về nơi an nghỉ cuối cùng - Ảnh 5.
 Gia đình cố nhạc sĩ nén những giọt nước mắt đau buồn trong lễ viếng
Cập nhật: Gia đình đưa tiễn cố nhạc sĩ Thanh Tùng về nơi an nghỉ cuối cùng - Ảnh 6.
 Cháu trai của nhạc sĩ Thanh Tùng đau buồn đưa tiễn ông
Cập nhật: Gia đình đưa tiễn cố nhạc sĩ Thanh Tùng về nơi an nghỉ cuối cùng - Ảnh 7.
 Gia đình nén nỗi đau, nhìn mặt cố nhạc sĩ lần cuối
Cập nhật: Gia đình đưa tiễn cố nhạc sĩ Thanh Tùng về nơi an nghỉ cuối cùng - Ảnh 8.
 Sổ tang lưu lại những nhắn nhủ cuối cùng của gia đình, bạn bè dành cho cố nhạc sĩ
Cập nhật: Gia đình đưa tiễn cố nhạc sĩ Thanh Tùng về nơi an nghỉ cuối cùng - Ảnh 9.
Cập nhật: Gia đình đưa tiễn cố nhạc sĩ Thanh Tùng về nơi an nghỉ cuối cùng - Ảnh 10.
 Những bức ảnh cố nhạc sĩ Thanh Tùng bên gia đình khi còn sống
Cập nhật: Gia đình đưa tiễn cố nhạc sĩ Thanh Tùng về nơi an nghỉ cuối cùng - Ảnh 11.
Cập nhật: Gia đình đưa tiễn cố nhạc sĩ Thanh Tùng về nơi an nghỉ cuối cùng - Ảnh 12.
 Không gian tưởng nhớ cố nhạc sĩ với những bức ảnh gia đình
Cập nhật: Gia đình đưa tiễn cố nhạc sĩ Thanh Tùng về nơi an nghỉ cuối cùng - Ảnh 13.
 Di ảnh của cố nhạc sĩ Thanh Tùng
Cập nhật: Gia đình đưa tiễn cố nhạc sĩ Thanh Tùng về nơi an nghỉ cuối cùng - Ảnh 14.
Cập nhật: Gia đình đưa tiễn cố nhạc sĩ Thanh Tùng về nơi an nghỉ cuối cùng - Ảnh 15.
  Nơi để linh cữu cố nhạc sĩ Thanh Tùng với những vòng hoa trắng ngập tràn không gian
Cập nhật: Gia đình đưa tiễn cố nhạc sĩ Thanh Tùng về nơi an nghỉ cuối cùng - Ảnh 16.
 Nhà sư làm lễ trước linh cữu cố nhạc sĩ
Nhạc sĩ Thanh Tùng sinh ngày 15 tháng 9 năm 1948 tại Khánh Hòa. 
Năm 6 tuổi  ông cùng cha mẹ ra Bắc và lập nghiệp tại đây. Sau đó ông sang học tại Nhạc viện Bình Nhưỡng, Triều Tiên và tốt nghiệp năm 23 tuổi.
Năm 1975, Thanh Tùng viết ca khúc đầu tay "Cây sầu riêng trổ bông" cho một vở cải lương. Từ đó, ông đã viết hơn 200 bài hát.
Từ năm 1971 đến 1975 Thanh Tùng là chỉ huy dàn nhạc Đài Tiếng nói Việt Nam II. Sau 1975, Thanh Tùng về sống tại Thành phố Hồ Chí Minh và là người có công xây dựng Dàn nhạc nhẹ Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh và khai sinh nhóm hợp ca Những làn sóng nhỏ. Ông còn chỉ huy hợp xướng và chỉ đạo nghệ thuật Đoàn Ca múa Bông Sen. Thanh Tùng cũng là người đầu tiên đưa nhạc nhẹ chuyển soạn các ca khúc thành nhạc không lời như "Con kênh xanh xanh" của Ngô Huỳnh, "Cánh chim báo tin vui" của Đàm Thanh...
Nhạc sĩ Thanh Tùng đã cống hiến cho nền nhạc nhẹ Việt Nam hàng loạt những ca khúc nổi tiếng như: Trái tim không ngủ yên, Hát với chú ve con, Hoàng hôn màu lá, Chuyện tình của biển, Lời tỏ tình của mùa xuân, Ngôi sao cô đơn, Câu chuyện nhỏ của tôi, Hoa tím ngoài sân, Em và tôi, Phố biển, Mưa ngâu, Lối cũ ta về...
Vào năm 2008, ông không còn đi lại được sau một trận tai biến bất ngờ. Ông còn bị liệt bên phải, mất khả năng nói, bị tiểu đường và thận. Ông qua đời vào ngày 15 tháng 3 năm 2016 tại Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội.

Theo Vĩnh Biệt Mùa Hè / Trí Thức Trẻ

Nguồn: Kenh14.vn

Chuyện như phim giữa Hà Nội: Gia đình hơn 40 năm nuôi “nhầm” con

Câu chuyện tưởng như chỉ có trên phim ảnh nhưng lại có thật ngay giữa lòng thủ đô Hà Nội khi bà Hạnh nuôi nhầm con và giấu kín câu chuyện suốt hơn 40 năm nay.

Hơn 40 năm đau xót giấu chuyện nhầm con
Mấy ngày nay, trên nhiều diễn đàn mạng liên tục chia sẻ câu chuyện đầy trớ trêu của một gia đình ở Hà Nội bị thất lạc đứa con ruột thịt của mình suốt hơn 40 năm vì bị nhầm lẫn ở nhà hộ sinh.
Chuyện như phim giữa Hà Nội: Gia đình hơn 40 năm nuôi “nhầm” con - Ảnh 1.
 Thông tin tìm con gái bị trao nhầm 42 năm trước mà người nhà bà Hạnh đăng tải trên mạng.
Theo đó, trên trang facebook cá nhân, chị N.L chia sẻ: "Tìm con gái bị trao nhầm tại nhà hộ sinh Ba Đình, Hà Nội. Tôi tên: Nguyễn Thị Mai Hạnh, ngày 10/10/1974 tôi sinh con gái ở nhà hộ sinh Ba Đình địa chỉ ngõ Phan Ích Huy, Ba Đình, Hà Nội (nay là nhà hộ sinh 12 Lê Trực).
Các cháu sau khi sinh được đánh số vào chân cùng một số với mẹ. Tôi được đánh là số 33 nhưng khi nhận con tôi lần đầu thì lại là cháu 32, lúc đó tôi và gia đình cũng biết là đã nhận nhầm con, và có đi tìm lại nhưng không thấy, các y tá bác sĩ nói là do lúc đi tắm bị mờ số nên nhận nhầm.
Chuyện như phim giữa Hà Nội: Gia đình hơn 40 năm nuôi “nhầm” con - Ảnh 2.
 Bà Hạnh chụp cùng hai con gái, chị Trang (đứng phía bên trái).
Chuyện như phim giữa Hà Nội: Gia đình hơn 40 năm nuôi “nhầm” con - Ảnh 3.
 Nhà hộ sinh nơi bà Hạnh bị nhầm con.
Do vậy tôi rất mong gia đình nào có con gái sinh tại thời điểm trên hoặc nhận con gái số 33 của tôi thì vui lòng liên hệ với tôi qua thông tin trên. Rất mong được gặp lại con gái do mình mang nặng sinh ra".
Ngay sau khi câu chuyện trên được chia sẻ đã nhận được rất nhiều sự quan tâm của cư dân mạng. Nhiều người ngỡ ngàng vì câu chuyện tưởng như chỉ xuất hiện trên phim ảnh lại diễn ra ngay giữa đời thường.
"Nếu có kiếp sau, con vẫn nguyện là con gái của cha mẹ"
Tìm về số địa chỉ trên, chúng tôi đã gặp được gia đình bà Nguyễn Thị Mai Hạnh (65 tuổi), người mẹ bị thất lạc con suốt hơn 40 năm qua. Trong căn nhà nhỏ nằm ngay ngã tư phố Quán Thánh (quận Ba Đình, Hà Nội), chị Tạ Thị Thu Vân (45 tuổi, con gái cả bà Hạnh) bùi ngùi cho biết, câu chuyện nhầm lẫn trên hoàn toàn có thật và xảy ra ngay chính tại gia đình chị.
Chuyện như phim giữa Hà Nội: Gia đình hơn 40 năm nuôi “nhầm” con - Ảnh 4.
 Ngôi nhà ở phố Quán Thánh nơi gia đình bà Hạnh đang sinh sống.
Chuyện như phim giữa Hà Nội: Gia đình hơn 40 năm nuôi “nhầm” con - Ảnh 5.
 Chị Vân kể lại câu chuyện tưởng như không thể đến với gia đình mình.
Chị Vân cho biết, chị được nghe mẹ kể lại, vào ngày 10/10/1974, bà Hạnh sinh người em gái ở nhà hộ sinh ở ngõ Phan Ích Huy, Ba Đình, Hà Nội (nay là nhà hộ sinh 12 Lê Trực).
"Mẹ tôi kể rằng, hôm đó bà được đánh số 33 ở chân, và sinh con thì cũng được đánh số như mẹ. Tuy nhiên, đến lúc nhận con thì mẹ tôi lại nhận số 32. Lúc đó, bà thắc mắc hỏi thì nữ hộ sinh bảo chắc do lúc tắm rửa số bị mờ. Tìm những đứa trẻ khác cận kề số thì các gia đình đều đã đưa về hết", chị Vân kể.
Người con khác số được đưa về nhưng bà Hạnh vẫn canh cánh trong lòng không yên và vẫn nghi ngờ rằng đứa bé này không phải con đẻ của mình. Nhưng rồi bà cho qua vì nghĩ rằng đứa con này đến với bà như một "nhân duyên" và vẫn hết lòng yêu thương, chăm sóc. Vợ chồng bà đặt tên con là Tạ Thị Thu Trang.
"Tuy nhiên, càng lớn em Trang càng có điểm không giống các anh em trong gia đình, hàng xóm cũng tỏ vẻ nghi ngờ vì những điểm khác biệt của em. Từ đó, mẹ tôi cũng bị một số người bên nội nghi ngờ, có người còn đặt điều nói rằng bà có quan hệ với người đàn ông khác khiến bà vô cùng khổ tâm. Tuy nhiên, mọi nghi ngờ lúc ở nhà hộ sinh bà đều kể với ông nên ông luôn tin tưởng bà", chị Vân bày tỏ.
Chuyện như phim giữa Hà Nội: Gia đình hơn 40 năm nuôi “nhầm” con - Ảnh 6.
 Nghe tin mình không phải con đẻ của bà Hạnh, chị Trang bị sốc nặng.
Mặc dù nhiều người bảo đi xét nghiệm, nhưng bà Hạnh và các con đều nhất quyết không nghe. Bà đều giấu kín mọi chuyện trong lòng. Sau này, bà Hạnh đã đến phòng hộ sinh tìm lại những gia đình từng sinh ngày đó để mong muốn có cơ hội tìm lại con nhưng theo gia đình cho biết, do hồ sơ quá lâu rồi nên tất cả đều đã hủy hết.
"Với Trang, gia đình tôi hết mực thương yêu, anh em trong nhà ai cũng yêu quý, đùm bọc lẫn nhau. Sợ rằng nếu sự thật không phải thế dì ấy sẽ sốc. Bởi vậy, sự thật giấu suốt mấy chục năm qua, không ai dám nói ra cho dì ấy biết", chị Vân kể tiếp.
Nhưng rồi, mãi đến khi tuổi cao, sức yếu, bà Hạnh vẫn canh cánh trong lòng, vẫn nghĩ sẽ có cơ hội tìm được người con mang nặng đẻ đau của mình nên đã quyết định nói ra toàn bộ sự thật bà đã giữ kín suốt 40 năm qua.
"Khi nói ra câu chuyện nhầm lẫn con ấy, Trang khóc rất nhiều, dường như dì ấy bị sốc nặng. Tuy nhiên, sự thật không thể giấu kín được nữa. Phải mất một thời gian dài dì ấy mới có thể tin", chị Vân tâm sự.
Ngồi cạnh chị gái mình, chị Trang bật khóc, nghĩ lại câu chuyện đau lòng nước mắt chị lại tuôn rơi.
Chuyện như phim giữa Hà Nội: Gia đình hơn 40 năm nuôi “nhầm” con - Ảnh 7.
 Chị Trang bật khóc và mong muốn tìm lại được cha mẹ của mình.
"Lúc nghe mẹ nói tôi bị nhầm ở nhà hộ sinh, tôi tưởng mẹ nói đùa. Nhưng rồi mẹ bảo đó là sự thật. Tôi như bị sốc nặng, tim đau nhói, không dám tin tôi bị thất lạc gia đình. Còn gia đình hiện tại tôi đang ở, yêu thương, đùm bọc tôi bao năm qua không phải bố mẹ đẻ của mình", chị Trang bật khóc.
Nói rồi, người phụ nữ ấy gạt đi những giọt nước mắt tâm sự tiếp: "Tôi luôn mãi coi đây là gia đình thực sự của mình, ở đây tôi có được tình thương thực sự của bố mẹ tôi, của các anh chị em tôi. Nhưng bản thân tôi cũng muốn tìm lại được gia đình thực sự của mình, tìm lại được bố mẹ mình. Đến đồ vật cũng đều có nguồn gốc, tôi cũng vậy, cũng muốn biết nguồn gốc thực sự của mình".
Chuyện như phim giữa Hà Nội: Gia đình hơn 40 năm nuôi “nhầm” con - Ảnh 8.
 "Dù mọi việc thế nào, gia đình luôn yêu mến dì ấy", chị Vân nói.
Theo chị Trang, hiện tại chị đã có 3 người con, gia đình ở Kim Liên (Hà Nội), hằng ngày chị bán hàng ăn sáng ở phố Quán Thánh.
"Chồng tôi khi biết chuyện cũng rất mong muốn tôi tìm được gia đình thực sự của mình. Tôi luôn coi các anh chị em trong nhà là ruột thịt. Nếu có kiếp sau tôi vẫn xin nguyện là con của cha mẹ đã nuôi dưỡng tôi khôn lớn như ngày hôm nay. Còn mong muốn hiện tại của tôi là muốn tìm lại được bố mẹ đẻ để sau này bản thân không phải nuối tiếc", chị Trang tâm sự thêm.
Theo Định Nguyễn / Trí Thức Trẻ


Nguồn: Kenh14.vn

Facebook vừa có thay đổi lớn nhất trong lịch sử, bạn đã thấy chưa?

Facebook Reactions, sau một thời gian dài nghiên cứu và thử nghiệm, cuối cùng cũng sắp đến tay người dùng toàn cầu.

Theo nhiều tháng thử nghiệm tại nhiều quốc gia cùng tiến độ cập nhật rất thận trọng, nhiều trang công nghệ lớn mới đây cho biết tính năng Reactions của Facebook sắp được ông lớn mạng xã hội này cập nhật tới phần người dùng còn lại. Đến nay, có lẽ bạn cũng đã biết về Reactions sau nhiều lần đưa tin trước đó. Theo đó, khi được cập nhật, người dùng có nhấn vào nút giữ vào Like truyền thống dưới mỗi bài đăng để truy xuất thêm 5 emoji thể hiện cảm xúc nữa bao gồm "love"(yêu), "haha", "wow", "sad" (buồn) và "angy" (giận dữ).
Facebook vừa có thay đổi lớn nhất trong lịch sử, bạn đã thấy chưa? - Ảnh 1.
Một số người dùng Việt tại nước ngoài đã được trải nghiệm tính năng này.
Facebook vừa có thay đổi lớn nhất trong lịch sử, bạn đã thấy chưa? - Ảnh 2.
Facebook rất thận trọng trong việc tung ra Reactions vì rõ ràng đây là một yếu tố quan trọng trong hệ sinh thái Facebook.
Ý tưởng đằng sau Reactions đến từ hơn một năm trước. Khi ấy, Mark Zuckerberg cuối cùng cũng nhận ra rằng Facebook cần đưa ra nhiều cách thức hơn để người dùng tương tác với bài đăng vì lý do đơn giản không phải bài đăng nào được sinh ra cũng để… nhấn Like. "Mark tập hợp một nhóm nhân viên vào phòng và nói, "hey chúng ta đã nghe phản hồi từ người dùng rất, rất lâu rồi," Julie Zhuo, giám đốc thiết kế sản phẩm của Facebook nhớ lại. Ở thời điểm đó, người dùng có thể để lại một sticker hoặc để lại bình luận trên một bài đăng, bên cạnh việc nhấn Like. Tuy nhiên vào tháng 12 năm 2015, 1,44 tỷ người vào Facebook qua di động, khiến Facebook nhân ra rằng người dùng cần những cách thức mới nhanh, đơn giản và mang tính tương tác nhiều hơn để bộc lộ cảm xúc, do để lại bình luận trên những bàn phím ảo dường như quá mất thời gian với nhiều người.
Facebook vừa có thay đổi lớn nhất trong lịch sử, bạn đã thấy chưa? - Ảnh 3.
Các mẫu thiết kế Reactions khác nhau Facebook từng cần nhắc.
Được biết, ban đầu, với sự cố vấn của nhà tâm lý học Dacher Keltner (ông cũng cố vấn cho bộ phim hoạt hình nổi tiếng Insider Out), Facebook cần chọn từ 20 đến 25 emoji để bao trọn được cảm xúc của con người. Tuy nhiên, sau đó ông chốt lại rằng 20 là quá nhiều. Cuối cùng, Facebook quyết định chỉ tập trung vào những cảm xúc mà người dùng thường xuyên bộc lộ nhất. Zhuo và các cộng sự nghiên cứu tần xuất người dùng sử dụng các sticker, emoji và các bình luận một chữ và cuối cùng tìm ra được một số điểm chung trong "đại dương cảm xúc". Kết lại, chỉ có 5 biểu tượng emoji được thêm vào, bên cạnh nút Like.
 6 lựa chọn cuối cùng cho Facebook Reactions.
Theo thông báo từ Facebook, Reactions sẽ có mặt trên "diện rộng"bắt đầu từ hôm nay, áp dụng cho cả hệ điều hành Android, iOS và phiên bản web. Facebook nói thêm rằng Reactions sẽ được cập nhật cho cả trang cá nhân của người dùng và các trang (page) trên mạng xã hội này, đồng thời việc sử dụng Reactions cũng sẽ được ông lớn mạng xã hội kiểm soát.
(Tổng hợp)
Theo Cú Mèo / Trí Thức Trẻ


Nguồn: Kenh14.vn

Dương Anh Vũ: Từ học sinh bị đúp cho đến kỷ lục gia trí nhớ và học bổng cao học ở New Zealand

Đã có thời điểm, vì học quá dốt mà chàng trai đến từ Ninh Thuận này tự gọi mình là đứa con đã làm "tổn thương lòng tự trọng" của gia đình.

Có bao giờ bạn tự hỏi, mình đã khám phá được hết khả năng của bản thân hay chưa? Bạn hoang mang, tuyệt vọng vì tại sao mình lại học dở đến thế này, hoặc chẳng có đam mê, tài năng gì đặc biệt? Hoặc bạn vẫn nghĩ rằng tài năng là bẩm sinh, và đến một lúc nào đó nó sẽ tự nhiên trỗi dậy? 
Chàng trai dưới đây sẽ khiến bạn nhận ra rằng, thành công là cần cả một quá trình, và không thành công nào là dễ dàng. Anh từng nổi tiếng là học rất dở, từng là nỗi xấu hổ cho gia đình, từng mất niềm tin vào cuộc đời, thậm chí... từng bị bạn gái bỏ vì quên số điện thoại bạn gái, nhưng nếu bạn được lắng nghe quá trình dẫn đến thành công của anh, bạn sẽ rút ra được rất nhiều bài học cho chính mình. 
Đó chính là Dương Anh Vũ - chàng trai trẻ đến từ vùng đất nắng gió Ninh Thuận - người từng được biết đến là "Kỷ lục gia trí nhớ của Việt Nam" (Thailand).. Và có gì thú vị đằng sau chàng trai "có khả năng nhớ được  20.000 số pi sau số 3.14" nhưng lại quên số điện thoại của bạn gái?
Dương Anh Vũ: Từ học sinh bị đúp cho đến kỷ lục gia trí nhớ và học bổng cao học ở New Zealand - Ảnh 1.
DƯƠNG ANH VŨ
- Sinh ngày 24/02/1988
  • - Đã được vinh danh bởi Hiệp hội Sáng tạo, Trí nhớ và Vui chơi Thái Lan (ACMaP) vì có một "trí nhớ bách khoa" ưu việt.
  • - Là người nước ngoài duy nhất được vinh danh về trí nhớ trong sách kỷ lục của Thái Lan.
  • - Có khả năng nhớ siêu hạng.
  • - Hiện đang viết luận văn tiến sĩ.
  • - Chuyên gia đào tạo và cố vấn của Trung tâm Tony Buzan ở Thái Lan.
Một số clip thể hiện trí nhớ của Dương Anh Vũ
 Dương Anh Vũ trổ tài đọc diện tích các quốc gia trên thế giới. 
 Đọc dãy số Pi sau 3.14 và kể tên các đời vua Việt Nam. 
 Phóng sự về Dương Anh Vũ. 
Chào Vũ. Đầu tiên, tôi cũng như bao người, rất tò mò không biết khả năng ghi nhớ của bạn "khủng" đến thế nào?
- Tôi nhớ được hơn 300.000 bảng thống kê các loại về hóa học, chính trị, lịch sử, kinh tế, địa lý... nội dung tương đương với 500.000 trang giấy A4. Một phần nhỏ (0.04%) số dữ liệu này đã được Sách kỷ lục Thái Lan công nhận kỷ lục "trí nhớ học thuật" (nhớ được 108 cột dữ liệu về kinh tế, văn hóa, chính trị và xã hội của 206 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới).
- Nhớ được 20.000 số pi sau số 3.14
- Nhớ toàn bộ tấm bản đồ thế giới khổ lớn nhất bằng tiếng Anh, cũng như có thể vẽ lại bản đồ thế giới bằng trí nhớ.
- Nhớ được 10.000 mốc sự kiện trong lịch sử, khoa học và nghệ thuật Việt Nam và Thế giới (gồm ngày tháng năm và nội dung sự kiện).
- Nhớ được thông tin hơn 1000 tác phẩm văn chương kinh điển Việt Nam và thế giới cùng tác giả.
Còn nữa ạ (cười). 
Dương Anh Vũ: Từ học sinh bị đúp cho đến kỷ lục gia trí nhớ và học bổng cao học ở New Zealand - Ảnh 5.
Hãy kể lại quá trình xác lập kỷ lục trí nhớ tại Thái Lan? 
Khi qua Thái Lan, tôi có mang theo 4 cuộn giấy, chứa toàn bộ 108 dữ liệu khác nhau. Cuộn dài nhất lên đến hơn 7m, nếu toàn bộ 4 cuộn giấy trải ra thì cần có một không gian rộng hơn 6.5m mới chứa hết. Nếu viết ra hay kiểm tra hết toàn bộ dữ liệu này phải mất ít nhất 8 ngày (12h làm việc/ngày) mới hết, và cũng nói thật với bạn tôi chưa bao giờ trong một lần có thể xem hết số tài liệu này.
Do chỉ có 2 giờ nên Sách kỷ lục Thái Lan quyết định là đặt câu hỏi bất kỳ, đụng đâu hỏi đó. Người Thái họ "khá hào phóng", họ không bao giờ dừng lại ở một dữ liệu đơn thuần, mà  luôn tặng cho tôi những câu hỏi khuyển mãi. VD: Họ đặt câu hỏi "Hoa Kỳ có diện tích bao nhiêu?", sau khi tôi trả lời "9.629.091 Km2", họ lại đặt thêm một câu hỏi liên quan là "Bạn hãy cho tôi biết lịch sử phát triển của lãnh thổ Hoa Kỳ?". Và tôi cũng đã giải quyết được tất cả các câu hỏi ngẫu hứng của họ.
Tôi cũng trải qua phần thử thách điền đúng tên địa danh lên trên một bản đồ thế giới trống. Hoặc họ chỉ tay lên bản đồ trống, tôi sẽ cho họ biết chỗ đó là vùng đất nào, địa danh nào.. 
Sau khi kết thúc việc kiểm tra trí nhớ, ông Tayan Phonanan Chủ tịch Sách kỷ lục Thái Lan đã lên ôm tôi và ông đã nói với mọi người rằng "Khi tôi tận mắt thấy khối lượng dữ liệu bạn mang đến, thực sự tôi rất sợ bạn không nhớ được, vì nó quá nhiều. Bạn không chỉ nhớ dữ liệu mà bạn còn có thể liên kết, mở rộng và phân tích chúng". Điều đó khiến tôi rất cảm kích.
Thời điểm bạn nhận ra bạn có khả năng ghi nhớ tốt như vậy là lúc nào và trong trường hợp ra sao?
Vì trí nhớ của tôi không phải bẩm sinh mà có, nên không thể nói chính xác về thời điểm phát hiện. Tôi bắt đầu rèn luyện trí nhớ từ năm 2010, nhưng trước đó tôi đã sử dụng Mindmap để lấy và hệ thống lại kiến thức từ năm tôi học lớp 10 bổ túc. Sau khi tôi bắt đầu rèn luyện, nhiều tháng tôi phải vật lộn với những phương pháp mà tôi nghĩ "không thể phù hợp với mình"… Khi gần như sắp bỏ cuộc, tôi đã phát hiện ra rằng: "Nếu muốn trở thành siêu việt thì không thể theo bất cứ phương pháp của ai, bạn phải tự tạo ra phương pháp của riêng mình". Từ đó, nhờ đi đúng phương pháp mà tôi nhớ được nhiều hơn. 
Dương Anh Vũ: Từ học sinh bị đúp cho đến kỷ lục gia trí nhớ và học bổng cao học ở New Zealand - Ảnh 6.
Được biết, khi còn đi học, bạn học rất dở. Bạn có thể chia sẻ lại cho độc giả về những tháng ngày đó được không?
Tôi từng có một quá khứ học tập rất kinh khủng và để mô tả lực học của tôi khi đó thì không thể dùng từ "học dở", mà phải dùng từ "học dốt".
Tôi sinh ra trong một gia đình có 5 anh em, tôi là người con thứ 4. Tôi còn nhớ rằng, hồi còn nhỏ, mỗi khi ngồi ăn cơm, bố tôi thường nhìn tôi mà nói đùa rằng: "Bố mẹ xin lỗi con, vì bố mẹ đã tạo ra con như một sản phẩm bị lỗi…"
Tôi bắt đầu là một học sinh yếu từ năm lớp 2, lên lớp 3 tôi bị lưu ban và đã mất 6 năm để hoàn thành xong bậc tiểu học. Sau đó tôi học bán công và nhiều năm liền đều bị học sinh yếu. Năm lớp 9, thi chuyển cấp tôi chỉ được 28 điểm – trong khi điểm tối thiểu là 28,5. Không có bất cứ trường THPT nào chịu nhận tôi vào học cả.
Theo thường lệ, cứ mỗi lần biết kết quả thi cử là bố tôi lại cho tôi ăn đòn, nhưng lần này khác, và chính sự khác biệt này đã khiến cuộc đời tôi thay đổi hoàn toàn.
Bố tôi nói thế này: "Con nên nghỉ học đi học nghề thôi, vì con thấy đó, 10 năm trời con đi học, không thu được bất cứ một thành quả nào, toàn ở lại lớp với thi lại".
Nhưng lúc ấy, tôi lại nhớ cứ mỗi lần ngồi uống rượu với bạn bè, khi họ khen con cái của mình học giỏi, bố tôi lại cuối gằm mặt xuống ly rượu, phiền muộn... Mỗi lần đám giỗ, mấy cô dì thi nhau kể về thành tích của con cái mình, mẹ tôi lại cuối gằm mặt vào rổ rau, rá thịt mà không nói lời nào... Tôi thật sự là đứa con đã làm "tổn thương lòng tự trọng" của bố mẹ và gia đình. Tôi phải thay đổi
Sau đó, tôi đăng ký học bổ túc và chỉ có biết học và học trong suốt 3 năm trời. Rồi tôi cũng đậu vào trường Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh, rồi cứ thế mà tiến lên. Tôi nghiên cứu nhiều đề tài, nâng cấp thêm trí nhớ và nhận được học bổng cao học ở Đại học Auckland, New Zealand.
Điều gì đã giúp bạn vượt qua những khó khăn trong học tập và cuộc sống để có được như ngày hôm nay?
Qua từng ấy năm chống chọi lại với những thách thức của cuộc sống và tri thức, đã có 3 thứ giúp tôi đạt được những thành quả như ngày hôm nay, đó là: Lòng tự trọng, tình thương và phương pháp đúng đắng.
Khi sự "ngu dốt" của mình bị người khác mang ra làm trò giễu cợt, nó đã làm tổn hại một cách sâu sắc đến lòng tự trọng của gia đình và bản thân tôi. "Một khi bạn có thứ cần phải bảo vệ, bạn sẽ trở nên mạnh mẽ", thứ tôi cần phải bảo vệ đó là "lòng tự trọng".
Qua 27 năm được sống và học tập, tôi nghiệm ra rằng, giá trị cốt lõi và cuối cùng của cuộc đời này là hai chữ "tình thương". Tình thương từ gia đình, thầy cô... là một sức mạnh vô hình, không có bất cứ năng lượng nào có thể so bì lại được với nó. Chính những tình thương ấy đã giúp tôi không rơi vào cuộc sống tự kỷ, giúp tôi thấu hiểu giá trị của cuộc sống và tri thức... tình thương là bờ vai vô cùng vững chắc.
Và nếu sự "cần cù" giúp chúng ta đạt được mục tiêu, thì "phương pháp đúng đắn" sẽ giúp ta tiến đến mục tiêu một cách nhanh nhất. Một điều chắc chắn rằng nếu không có phương pháp hiệu quả tôi sẽ phải mất cả đời để thu lượm những kiến thức mà ngày hôm nay tôi đang sở hữu.
Dương Anh Vũ: Từ học sinh bị đúp cho đến kỷ lục gia trí nhớ và học bổng cao học ở New Zealand - Ảnh 7.
Từng nghe bạn chia sẻ là mặc dù có trí nhớ rất tốt, nhưng những thứ cơ bản cần nhớ trong cuộc sống như số điện thoại bạn gái thì bạn lại quên. Đó có phải là một đặc điểm thường thấy ở các... thiên tài?
(cười) Thực sự đây không phải là đặc điểm của những người thiên tài, mà là đặc điểm chung của cả 7 tỷ người trên thế giới này. Trong cuộc sống, mỗi người thường có "một thói quen" đãng trí trong một việc nào đó, có người không thể nhớ nỗi là mình đã đóng cửa khi ra khỏi nhà chưa, có người thì không nhớ là mình đã rút chìa khóa khi tắt máy xe…
Tôi từng nghe một câu chuyện của ông Eran Kaz - kỷ lục gia trí nhớ thế giới. Ông kể rằng, không bao giờ ông nhớ được liệu mình đã đóng cửa nhà chưa, và vợ ông đều phải thường xuyên nhắc nhở cho ông nhớ những việc nhỏ nhặt tương tự.
Vậy "quên số điện thoại bạn gái" có phải lý do chia tay không? 
Cô gái trong chuyện này là mối tình đầu của tôi, là sinh viên Luật. Chúng tôi đã gặp và yêu nhau rất "tình cờ", cho nhau nhiều kỷ niệm đẹp.
Việc không nhớ được số điện thoại hay ngày sinh nhật nó chỉ là một trong những điều rất nhỏ mà thôi và tình cờ trở thành "giọt nước làm tràn ly" sau nhiều mâu thuẫn. Chúng tôi yêu nhau được 2 năm và tôi nghĩ điều khiến cho chúng tôi không tiếp tục ở cạnh nhau được nữa là do khoảng cách về địa lý quá xa (xa mặt cách lòng) kèm những mâu thuẫn khó giải quyết.
Dương Anh Vũ: Từ học sinh bị đúp cho đến kỷ lục gia trí nhớ và học bổng cao học ở New Zealand - Ảnh 8.
Vậy bây giờ anh đã có bạn gái chưa?
Do đi thuyết giảng nhiều nơi nên tôi có cơ hội tiếp xúc với nhiều người. Và thực sự tôi cũng đã để ý đến một người và có cảm tình. Tôi ấn tượng với cô ấy vì trong lần nói chuyện đầu tiên, cô ấy đã bảo rằng: "Nếu có cơ hội trở thành người yêu của anh, em sẽ không bao giờ đá anh vì những lý do tào lao như: anh quên số điện thoại hay ngày sinh nhật của em đâu" và cô ấy cũng không quên trích lại câu nói của nhà báo Anh Ngọc từng nói về tôi: "Em muốn trở thành người phụ nữ bê cả thế giới lên giường" (Nhà báo Anh Ngọc viết là: "Nếu ai lấy được Dương Anh Vũ thì xem như đã bê cả thế giới này lên giường")
Từng chia sẻ, không có gì thật bằng số liệu, đáng tin bằng số liệu. Vậy trong tình yêu, anh có phân tích… những số liệu không? Nếu có là những số liệu gì?
Đối với tôi, điều đó chỉ đúng trong việc học và nghiên cứu của mình thôi, chứ tôi chưa bao giờ mang nó vào chuyện tình cảm cả. Trong chuyện tình cảm, tôi luôn đánh giá cao cảm xúc của bản thân cũng như đối tác của mình hơn những phân tích bằng lý trí.
Dương Anh Vũ: Từ học sinh bị đúp cho đến kỷ lục gia trí nhớ và học bổng cao học ở New Zealand - Ảnh 9.
Bạn hãy chia sẻ thêm về công việc theo đuổi giảng dạy, nghiên cứu hiện tại của bạn nhé.
Khi tôi xác lập kỷ lục trí nhớ và đi giảng dạy, thì hầu hết mọi người đều nghĩ rằng tôi sẽ gắn cuộc đời của mình với việc giảng dạy kỹ năng và truyền cảm hứng…Đương nhiên việc giảng dạy là một phần trong cuộc sống của tôi, nhưng nó không phải là tất cả. 
Từ thời còn ngồi trên ghế nhà trường, tôi đã luôn nỗ lực đọc, nghiền ngẫm và viết để hoàn thiện khả năng nghiên cứu của mình, lĩnh vực tôi đam mê và muốn theo đuổi là ngành "Địa chính trị" và "Tư pháp quốc tế" và tôi xem việc trở thành một nhà nghiên cứu và phân tích hàng đầu trong lĩnh vực này là sự nghiệp cả đời của tôi. 
Điều này thể hiện qua nội dung kỷ lục của tôi. Tôi không xác lập kỷ lục trí nhớ ngắn mà lại là kỷ lục trí nhớ dài (trí nhớ học thuật),  rất cụ thể và hàm chứa độ bách khoa – hàn lâm rất cao…
Anh cũng đã mở các lớp học về trí nhớ, đi giảng dạy nhiều nơi để truyền lửa đam mê. Anh thấy, người trẻ bây giờ có ưu thế và khuyết điểm gì?
Qua nhiều chương trình hội thảo giảng dạy tại Việt Nam, hầu hết đối tượng tôi tiếp xúc đều là giới trẻ, tôi nhận thấy rằng ưu điểm của người trẻ nằm ở chỗ: năng động, trẻ trung, sáng tạo và tiếp cận nhanh những cái mới. Nhưng nhược điểm của họ cũng ẩn chứa trong những ưu điểm đó. Tuy người trẻ năng động nhưng nếu gặp phải những điều kiện, bối cảnh khắc nghiệt thì ngay lập tức họ dễ chán nản, bỏ cuộc. Họ trẻ trung nên cái tôi cá nhân thường lớn, hay thể hiện mình, khó chấp nhận mình sai.
Một kỷ niệm khó quên trong quá trình đi dạy của mình? 
Tháng 9 vừa rồi, tôi về thuyết giảng tại một trường THPT ở Đồng Nai. Sau khi tôi kể về quá trình học tập dở tệ của mình, tới phần học sinh tự đặt câu hỏi để giao lưu, thì có một em nam sinh đứng lên xin đặt câu hỏi. Khi em đó đứng lên thì những học sinh khác đã ồ lên, cười cợt em ấy, vì em ấy có một thân hình mập béo, thô kệch. Giữa những tiếng cười hò reo châm biếm, em ấy cầm micro run run hỏi tôi…
-Anh đã làm gì để có thể vượt qua những điều tồi tệ đó?
Rồi em ấy bật khóc, bảo là: "Em đang gặp những điều tồi tệ như anh ngày xưa, anh hãy giúp em!"
Toàn trường hơn 1000 học sinh bỗng dưng im lặng, không còn nghe tiếng cười cợt nào nữa… Tôi đã bước khỏi nơi giảng và ôm chầm lấy em ấy! 
Tôi nghĩ nếu người trẻ họ lâm phải những khó khăn, bi kịch trong cuộc sống, họ sẽ không bao giờ bỏ cuộc nếu có ai đó cho họ những chân tình, những lời khuyên, trao những cái ôm đồng cảm và chia sẻ.
Dương Anh Vũ: Từ học sinh bị đúp cho đến kỷ lục gia trí nhớ và học bổng cao học ở New Zealand - Ảnh 10.
Ước mơ của bạn là gì?
Ước mơ của tôi là muốn hiện thực hóa ước mơ của mẹ tôi. Một lần nọ, sau khi mân mê những thành tích của tôi trên tay, mẹ tôi đã nói với tôi rằng: "Mẹ rất muốn thấy con trên chương trình Đại nhạc hội của Paris by Night!"
Tôi đã tròn xoe đôi mắt mà nói với mẹ rằng: "Đây là chương trình đại nhạc hội, con đâu có biết hát hò gì đâu mà có thể vào đó được"
Mẹ tôi suy nghĩ một hồi lâu rồi nói: "Paris by night có những chương trình đặc biệt riêng hàng năm, họ mời những người Việt tài năng và thành công trên khắp thế giới hội tụ về để vinh danh giá trị của họ... Và mẹ hy vọng rằng sẽ có một ngày con được mời đến trong chương trình đặc biệt này"
Tuy không nói ra nhưng tôi đã tự dặn lòng mình rằng phải cố gắng hết sức để bố mẹ được vui khi ở tuổi xế chiều, nếu không được như mong muốn của mẹ, thì tôi cũng muốn làm được một cái gì đó tương tự để mẹ vui, có thể là kỷ lục thế giới, có thể là một giải thưởng nào đó chẳng hạn...
Gần đây, một câu học trò khác của mảnh đất Ninh Thuận là Châu Thanh Vũ cũng gây tiếng vang vì những thành tích xuất sắc của mình. Và hình như hai bạn cũng khá thân thiết?
Lần đầu tiên tôi biết đến em ấy thông qua bài báo: "Song kiệt xứ nắng gió" của báo Người Lao Động viết về tôi và Thanh Vũ. Chúng tôi cùng có tên là Vũ, cùng quê và cùng được mọi người biết đến trong cùng một thời điểm... Tôi rất ấn tượng vì sự trùng hợp không hề nhỏ này.
Châu Thanh Vũ nhỏ hơn tôi 3 tuổi, tôi mới biết em ấy đây thôi, nhưng qua những lần nói chuyện thì tôi thấy chúng tôi như quen nhau đã lâu lắm rồi, chúng tôi chia sẻ rất tự nhiên và thẳn thắn với nhau về mọi thứ. Tôi rất mến và khâm phục tài năng cũng như cá tính của em ấy, tuy tôi lớn tuổi hơn nhưng thực sự tôi phải học tập từ em ấy rất nhiều.
Chúng tôi xem nhau như anh em, riêng bản thân tôi còn xem bố mẹ của Thanh Vũ như là bố mẹ của mình. Trong lần xác lập kỷ lục trí nhớ thế giới sắp tới, bố của em Thanh Vũ là bác Châu Thanh Vĩnh ngoài việc ủng hộ tinh thần, còn ủng hộ cho tôi về mặt vật chất để tôi có thể hoàn thành kỷ lục một cách tốt nhất, đó là một tình cảm rất lớn và tôi vô cùng trân trọng.
Dương Anh Vũ: Từ học sinh bị đúp cho đến kỷ lục gia trí nhớ và học bổng cao học ở New Zealand - Ảnh 11.
Bạn còn có dự định xác lập thêm kỷ lục thế giới nào nữa không?
Mình đã được Quỹ Nghiên cứu và Hỗ trợ Kỷ lục thế giới chấp nhận hỗ trợ xác lập kỷ lục thế giới vào tháng 8 tới. Kỷ lục lần này có nội dung khác hoàn toàn kỷ lục mình đã xác lập tại Thái Lan, với tên gọi là: "Người có khả năng nhớ toàn bộ tấm bản đồ thế giới khổ lớn nhất bằng tiếng Anh và ngôn ngữ quốc tế". 
Hình thức xác lập: Tôi sẽ dùng trí nhớ vẽ lại tấm bản đồ thế giới bằng tay lên bảng, sau đó dùng trí nhớ để định vị và điền lên tấm bản đồ đó tên gọi của 10.835 địa danh – có nghĩa là tôi thiết lập lại một tấm bản đồ mô phỏng theo tấm bản đồ gốc đã có bằng trí nhớ. Thời gian để tôi hoàn thành kỷ lục trên có thể kéo dài liên tục trong suốt 2 ngày.
Cảm ơn Vũ về cuộc trò chuyện thú vị này và chúc bạn gặt hái được nhiều thành công hơn nữa. 
Theo P / Trí Thức Trẻ


Nguồn: Kenh14.vn