Home » Công nghệ
Mạng xã hội đang làm hỏng con người
Trong hội nghị SXSW mới đây, diễn giả Danah Boyd đã có cuộc thảo luận về mạng xã hội Facebook đồng thời là những trào lưu của giới trẻ, được biết dưới tư cách là một diễn giả xuất sắc nhất trong lĩnh vực mạng xã hội, công nghệ cho giới trẻ, Boyd cho rằng thời đại của Facebook rất... lạ lùng.
Theo như Boyd, mạng xã hội cũng giống với nhiều phương tiện truyền thông, nghệ thuật khác như truyện tranh, âm nhạc hay TV, mỗi thứ đều làm hỏng con người theo những cách khác nhau. Việc giới trẻ tham gia và lấn sâu vào mạng xã hội như thời điểm hiện tại là điều hết sức bình thường, điều lạ thường sẽ là giới trẻ không hoà nhập với mạng xã hội, tự tách biệt mình khỏi thế giới công nghệ và sống khép kín hơn.
Về Facebook, Boyd cho rằng mạng xã hội này đang phát triển một cách hết sức lạ lùng, việc tạo nên một website cho tất cả mọi người cùng truy cập để tạo nên tính xã hội chưa đúng với các thực tế trước đây. Theo Boyd, trong lịch sử chưa từng có hoạt động nào thu hút được lượng lớn cộng đồng tới thế, cộng đồng ở đây nhiều khi là trào lưu và mọi người làm theo nó để không thấy lạc lõng chứ không phải sử dụng nó để được kết nối tốt hơn với bạn bè, người thân.
So sánh với các công cụ trực tuyến phổ biến khác, nếu như bạn dùng YouTube có nghĩa bạn muốn chia sẻ các đoạn video của mình tới bạn bè hoặc một số người theo dõi nhất định, sử dụng Instagram để chia sẻ hình ảnh. Thế nhưng, đối với Facebook, người dùng phải cân bằng tất cả những yếu tố từ hình ảnh cho tới thông tin, hơn thế nữa là những nội dung trên mạng xã hội này để những người theo dõi, bạn bè của người dùng đều cảm thấy hứng thú hơn.
Mặc dù đã có rất nhiều thông tin cho rằng Facebook đang dần xuống cấp, mạng xã hội này đang già đi, thế nhưng theo Boyd, Facebook sẽ vẫn còn tồn tại một khoảng thời gian dài nữa. Trước đây khi mà email vẫn còn thịnh hành, mỗi khi có email mới, mọi người dùng đều cố gắng nhanh chóng mở email ra xem cho dù nó là thư rác. Lý do đơn giản là vì chúng ta luôn tò mò về những gì đang diễn ra và luôn mong muốn biết nhanh nhất những gì sắp tới.
Còn đối với Facebook, điều kì lạ của mạng xã hội này chính là việc nó trở thành công cụ cho giới trẻ, chúng biến tướng trở thành một sở thích nhiều hơn là các kết nối thực sự. Facebook rất có ích mỗi khi chúng ta muốn trò chuyện cùng ai đó, muốn biết bạn bè hay người thân đang ra sao và muốn liên lạc với những người đã lâu chưa từng liên lạc. Đối với đại đa số người dùng Facebook hiện tại, nó trở thành một cuốn nhật kí mở cho phép người dùng nói bất kì thứ gì, chia sẻ ảnh như một album đồng thời là công cụ câu lượt theo dõi mà chẳng ai hiểu mục đích của nó để làm gì.
Đi tìm hiểu sự thật thú vị về tên gọi của những công nghệ thân thuộc
Những tên gọi này không phải ngẫu nhiên mà có mà nó có nguồn gốc ra đời rất rõ ràng và thú vị. Hãy cùng tìm hiểu xem nhé!
Trong thực tế sự xuất hiện của công nghệ đã mang đến một lớp nghĩa mới cho rất nhiều từ ngữ tưởng chừng như chẳng liên quan một chút nào.
Đã bao giờ bạn cảm thấy tò mò về nguồn gốc tại sao con chuột máy tính lại được gọi là con chuột, những chiếc bánh quy thì liên quan gì đến kết nối internet... chưa? Khuôn khổ bài viết này sẽ mang đến cho bạn một cái nhìn rất mới mẻ về nguồn gốc của các khái niệm công nghệ vô cùng quen thuộc trong cuộc sống hôm nay.
1. Chuột máy tính
Tất cả chúng ta đều biết chuột là một thiết bị ngoại vi phổ biến dùng để điều khiển và tương tác với máy tính, tuy nhiên, lí do tại sao nó lại được gọi là chuột mà không phải là... mèo, chó, lợn hay bất cứ con vật nào khác thì không ai thực sự có câu trả lời, kể cả “cha đẻ” của chuột máy tính, Douglas Engelbart.
“Tôi cũng không biết tại sao chúng tôi lại gọi nó là chuột. Đôi khi tôi cảm thấy mình cần phải xin lỗi. Mọi thứ cứ bắt đầu như vậy và tôi không có ý định sửa đổi gì.”, Douglas chia sẻ trong một buổi hội thảo năm 1968 nơi ông giới thiệu về phát minh của mình. Trong một bài phỏng vấn khác, ông cũng nói thêm “không ai nhớ tại sao chuột máy tính lại được gọi là chuột, nhưng có lẽ là do nó khá giống một con chuột thật với đuôi dài.
Trong khi đó, Roger Bates, một nhà thiết kế phần cứng cùng thực hiện dự án chuột máy tính đầu tiên lại nhớ về vấn đề này với một chút khác biệt. Theo đó, ông cho biết trỏ chuột trên màn hình từng được biết đến với một biệt danh là “mèo” và để mọi thứ tự nhiên chuột máy tính cần được gọi là... chuột.
2. Blog
Blog vốn được hiểu là một website cá nhân để chia sẻ các bài đăng hoặc đường link. Khái niệm này thực ra là một cách gọi rút ngắn của weblog. Cụ thể từ weblog được nghĩ đến lần đầu tiên trong năm 1997 bởi John Barger. Trong đó weblog chính là tên trang web cá nhân mà John dùng để ghi chép (log) những gì ông gặp được trên Internet. Về sau, weblog đã được rút ngắn lại thành blog đồng thời hình thức “chơi blog” cũng trở thành thú vui của nhiều người trên thế giới mạng.
3. Cookies
Trong trường hợp bạn chưa biết, cookies có thể hiểu đơn giản là một lượng nhỏ thông tin được lưu lại mỗi khi bạn ghé thăm một website nào đó. Nó bắt nguồn từ cụm từ “magic cookies”, một thuật ngữ máy tính cũ cũng có ý nghĩa tương tự. Lou Montulli, người phát minh ra web cookies đã từng giải thích về cái tên này trong một bài blog:
“Tôi đã từng nghe về thuật ngữ “magic cookies” đâu đó trong khóa học về hệ điều hành hồi còn học đại học... Cá nhân tôi thấy thích từ “cookies” vì một lý do thẩm mỹ nào đó và đây là từ đầu tiên hiện ra trong đầu tôi khi tôi cần một cái tên”.
Mặc dù không có một định nghĩa rõ ràng nào về “magic cookies” tuy nhiên có nhiều người cho rằng thuật ngữ này liên quan đến những trò chơi điện tử ngày trước khi người chơi phải cố gắng kiếm thật nhiều những “chiếc bánh quy ma thuật” để có thể qua màn.
4. Spam
Thuật ngữ Spam thực ra lại đến từ một vở kịch của nhóm Monty Python, một nhóm hài kịch với những ảnh hưởng lớn được ví như những gì The Beatles để lại cho âm nhạc thế giới. Trong phân cảnh thuộc một show diễn hài kịch của mình với hình ảnh bữa tối chỉ có một món ăn mang tên Spam trên tất cả các đĩa, một số nhân vật đã liên tục kêu và hát lên “spam” nhiều lần. Từ này sau đó được xuất hiện và sử dụng nhiều trên các chat room công cộng và còn tồn tại cho đến ngày nay, ám chỉ những thứ lặp đi lặp lại khiến bạn khó chịu.
5. Meme
Trên thế giới mạng, meme là thuật ngữ để chỉ một ý tưởng hay hành động lan truyền mạnh trong cộng đồng.
Trong cuốn sách The Selfish Gene xuất bản năm 1976, nhà khoa học Richard Dawskins từng viết ông muốn tìm một từ ngữ để diễn tả hành động bắt chước, sao chép giữa các nền văn hóa. Cuối cùng ông chọn một từ có nguồn gốc Hy Lạp là “mimeme” (tạm dịch “thứ được bắt chước”) và làm gọn nó thành “meme”. Trong tiếng Pháp cũng có một từ tương tự như thế là “même” với ý nghĩa là “giống nhau”.
6. Hacker
Hack không phải lúc nào cũng xấu và trong những ngày đầu tiên của thế giới công nghệ, hack là một từ ngữ để chỉ sự tài năng, khéo léo với các món đồ điện tử, không chỉ đối với máy tính. Dần dần, văn hóa “hack” bắt đầu nở rộ và nó được hiểu như một hoạt động liên quan đến công nghệ hoàn toàn tích cực.
Trong cuốn sách Piracy Cultures, nguồn gốc của khái niệm “hack” đến từ cụm nghĩa “người làm việc như một người làm thuê (hack) với nhiệm vụ viết và thử nghiệm phần mềm”.
7. Tường lửa
Thuật ngữ tường lửa đã có mặt từ hàng trăm năm để diễn tả ý nghĩa: một bức tường được xây để bảo vệ các tòa nhà khỏi việc dễ dàng bị bén lửa. Trong máy tính, tường lửa cũng có ý nghĩa tương tự nhưng là để bảo vệ máy tính khỏi những phần mềm độc hại.
Đơn khiếu nại Bức xúc vì không được thừa nhận là thủ khoa
Nội dung đơn khiếu nại gửi đến Dân Việt của sinh viên (SV) Trần Thị Bé Ngân, .“Em đã cố gắng học tập thật tốt, mục tiêu phấn đấu của em là giành danh hiệu thủ khoa để ra trường dễ xin việc. Thế nhưng, sau khi đã đạt đủ điều kiện công nhận thủ khoa, em vẫn không được xét”
Đó là nội dung đơn khiếu nại gửi đến Dân Việt của sinh viên (SV) Trần Thị Bé Ngân, khóa 4 lớp cao đẳng Quản trị Kinh doanh, Trường ĐH Công nghệ Thông tin Gia Định.
Theo trình bày của em Trần Thị Bé Ngân, theo quyết định số 78/QĐ-ĐHGĐ thì em là SV có số điểm trung bình cao nhất khoa Quản trị Kinh doanh (3,26 điểm).Tuy nhiên, ở cả hai đợt xét tốt nghiệp (vào tháng 6 và tháng 10 - PV), em Ngân không được xét danh hiệu thủ khoa. SV đạt danh hiệu thủ khoa là Nguyễn Thị Huệ An (MSSV: 1021866123) đạt điểm trung bình 3,25.
Chị Trần Ngọc Thu, phụ huynh em Ngân, bức xúc: “Tôi đã làm đơn gửi thầy hiệu trưởng nhà trường đề nghị xem xét lại. Đáng nói, sau đó phía lãnh đạo nhà trường đã tự nhận có sai sót trong khâu kiểm tra. Tuy nhiên, họ chẳng chịu điều chỉnh kết quả mà vẫn để nguyên như vậy”.
Chứng chỉ tin học ứng dụng xếp loại giỏi của em Ngân
Tuy nhiên, nửa tháng sau, giấy xác nhận vẫn chưa thấy đâu. Theo trình bày của Ngân: “Thứ sáu vừa rồi (25/10), em và mẹ có lên cơ sở chính (Quận 7) để nhận quyết định lại và bằng khen theo như lời hứa từ phía nhà trường. Khi đến đây thì phòng hành chính cho hay trường đã bổ sung danh hiệu thủ khoa cho em và đã gửi về cơ sở 3 (274 Tân Kỳ Tân Quý, Q.Tân Phú). Tuy nhiên, khi em đến cơ sở này thì cũng chẳng nhận được quyết định trên”.
Theo lời em Ngân: “Phía đại diện cơ sở 3 cho biết danh hiệu thủ khoa phải được xét trên nhiều khía cạnh, dù lúc trước không sót tên em thì em vẫn chỉ được giấy khen loại giỏi. Em có hỏi vậy thì phải dựa vào những mặt nào để xét duyệt danh hiệu thủ khoa và em đã không đạt ở mặt nào thì đại diện cơ sở 3 trả lời không biết”.
Để xác minh thông tin, chúng tôi liên lạc với cơ sở 3 của Trường ĐH Công nghệ Thông tin Gia Định thì được câu trả lời: “Việc này là do quyết định từ cơ sở 1”. Tiếp tục liên lạc tại cơ sở 1, ông Trần Kim Phước, quyền Trưởng phòng Đào tạo vẫn một mực khẳng định: “Đã gửi kết quả rồi…”
Tấm bằng tin học xếp loại giỏi của em Ngân