Home » hà nội
Hà Nội mang nét đẹp của hoa bưởi tinh khôi
Hà Nội đang bước vào mùa hoa bưởi, hoa bưởi thơm dịu, màu trắng đẹp tinh khôi, mang một nét đẹp riêng, nét đẹp của thức hoa làng quê vô cùng thân quen.
Bỏ lại sau lưng những ngày mưa nồm ẩm ướt đến chán ngán, "lỡ" bước chân vào vườn hoa bưởi giữa lòng Hà Nội, khó ai kìm lòng được trước vẻ đẹp tinh khôi và ngọt dịu của thứ hoa làng quê vô cùng thân thuộc này.
Đến hẹn lại lên, cứ vào khoảng tháng 3, người dân Hà Nội lại đón chờ một loài hoa có xuất xứ đồng quê nhưng mang vẻ đẹp tinh khôi, trong trắng đến thân thuộc: hoa Bưởi. Giữa bao thứ hoa sặc sỡ trên đường phố, hoa bưởi với sắc trắng muốt, hương thơm thoảng theo gió bay vướng vít vạt áo người đi đường quả thật không lẫn đi đâu được. Trên đường phố, dễ bắt gặp những bà, những chị gánh hàng rong chở đầy hoa bưởi phục vụ nhu cầu của người dân. Được biết, người Hà Nội thường có thói quen dùng hoa bưởi để đặt lên bàn thờ Gia tiên, dùng để nấu chè hay pha nước gội đầu vô cùng dễ chịu...
Từ lâu nay, cam Canh và bưởi Diễn vẫn được nhắc đến như hai thứ quả mang tầm vóc thương hiệu. Bưởi Diễn được trồng nhiều thành khu chuyên canh ở khu vực các xã Phú Diễn, Minh Khai, Xuân Phương (Từ Liêm, Hà Nội). Những ngày đầu tháng 3 này, chúng tôi tìm đến khu vườn sinh thái ở thôn Văn Trì (xã Minh Khai, Từ Liêm, Hà Nội) và vô cùng mãn nhãn khi được chứng kiến vườn hoa bưởi đã nở trắng một bầu trời tinh khôi, ngọc ngà như thể chưa hề bước qua những ngày mưa nồm ẩm ướt. Một cảm giác nhẹ nhàng, thơm thảo dâng lên trong lòng. Bước nhẹ trên nền đất đất xốp giữa hai hàng bưởi xanh ngát, chúng tôi biết rằng "thiên đường hoa bưởi" chính là đây!
Theo tìm hiểu, hoa bưởi chỉ nở trong 3 tới 4 tuần rồi đậu trái. Bưởi Diễn là thứ quả nổi tiếng, giá thành cao nhờ chất lượng thơm ngon. Vì thế, người ta không hái hoa từ những cây bưởi lấy trái để bán mà thường hái từ những cây dùng để chiết cành. Hoa được tận dụng thu hoạch, bán cho người dân và dần trở thành nét đẹp thân quen trên đường phố Hà Nội.
Sau khi được thu hoạch tại vườn, hoa thường được để nguyên chùm hoặc cả cành, đặt trên thúng tre rồi chở trên xe đạp. Một số nơi như chợ Bưởi, chợ Kim Liên hay khu Giảng Võ... bán nhiều hoa bưởi. Về hình thức, có nơi bán hoa bưởi theo chùm, theo lạng hoặc có nơi lại gói sẵn thành từng túi rồi cứ thế bán cho khách hàng.
Nhiệt độ ngoài trời 7 độ C khiến học sinh Hà Nội vất vả khi đi học
Trái ngược hoàn toàn với thời tiết nắng ấm trong dịp Tết, gần 1 tuần nay, nhiệt độ tại Hà Nội liên tục xuống thấp khiến việc đi học của học sinh khá vất vả.
Theo dự báo của Trung tâm khí tượng thủy văn Trung ương, bộ phận không khí lạnh đang tiếp tục di chuyển xuống phía nam, ảnh hưởng đến hầu hết các tỉnh Bắc và Trung Bộ. Không khí lạnh kèm mưa khiến nhiệt độ miền Bắc giảm thấp. Nhiệt độ thấp nhất đo được tại Hà Nội vào ngày hôm nay (13/2) là 7 độ C, cao nhất là 13 độ C. Không giống như những ngày nghỉ đợt Tết Nguyên Đán vừa qua, chỉ ngay khi bắt đầu quay trở lại với nhịp sống thường ngày, người dân Thủ đô đã phải chịu những đợt rét dài. Thời tiết khắc nghiệt này cũng đã khiến học sinh Hà thành đi học khá vất vả.
Có mặt từ sớm trên đường phố Hà Nội, chúng tôi đã ghi lại được những hình ảnh trùm kín mít từ đầu đến chân của nhiều bạn học sinh. Có vẻ như thời điểm này thì giữ ấm cơ thể là điều quan trọng nhất khi ra đường. Từ mũ len, khẩu trang, khăn quàng, găng tay, giày, tất cả những phụ kiện giữ ấm đều được tận dụng triệt để. Theo ghi nhận của chúng tôi, do trời lạnh nên nhiều trường học trong sáng nay cũng đã để cổng trường mở đến 7h30.
Với những ngày lạnh thế này, lựa chọn ăn sáng bằng những món ăn ấm nóng cũng là một cách khá phổ biến. Trên nhiều hàng xôi nóng, thịt xiên nướng hai bên đường, rất nhiều bạn học sinh đã tập trung khá đông để mua phục vụ nhu cầu bữa sáng của mình.
Cuộc sống khốn khổ của người vô gia cư giữa Thủ đô
Nhiều người vô gia cư co ro, run rẩy nằm ngủ trên vỉa hè giữa đêm đông lạnh giá của Hà Nội. Tấm chăn rách nát, mảnh áo mưa mỏng manh chẳng thể giúp họ chống lại những cơn gió rét buốt và màn sương đêm lạnh đến tê tái.
Giữa đêm đông rét buốt, đường phố Hà Nội vắng tanh. Cái lạnh thấu xương, lạnh cắt da cắt thịt của đợt rét đậm, với nhiệt độ ngoài trời ban đêm dưới 10 độ C, khiến mọi người hạn chế tối đa ra đường, yên vị trong những căn nhà ấm cúng.
Thế nhưng, dưới nhiều mái hiên, trong một vài cây ATM, trên ghế đá vườn hoa… nhiều người vô gia cư đang phải co ro nằm đó giữa đêm đông sương gió. Tấm chăn rách nát, mảnh áo mưa mỏng manh chẳng thể giúp họ chống lại những cơn gió rét buốt và màn sương đêm lạnh đến tê tái.
Những thân hình ốm yếu run rẩy, những tiếng rên khe khẽ mỗi khi có một cơn gió ùa tới.
Vì nhiều lý do khác nhau, những người vô gia cư nghèo khổ, đáng thương này không thể có cho mình một chỗ trú ngụ ấm áp mỗi khi đêm về. Những mái hiên rộng, những trạm ATM có cửa kính kín chẳng khác gì khách sạn 5 sao đối với họ. Nhiều người không may mắn còn phải trải tấm nilon để ngủ ngay trên vỉa hè, dưới những tán cây chẳng đủ ngăn sương đêm.
Giữa chốn thành thị giàu có, phồn hoa, vẫn còn những mảnh đời bất hạnh như thế, khiến nhiều người không cầm được nước mắt khi chứng kiến cảnh người vô gia cư vất vưởng ngủ trên vỉa hè giữa đêm đông Hà Nội.
Tháp Hòa Phong bên Bờ Hồ là một nơi ngủ quen thuộc của nhiều người vô gia cư mỗi khi đêm xuống.
Cụ bà cô đơn ngồi ở một góc đường Đê Tô Hoàng.
Ông Nguyễn Văn Thịnh (56 tuổi) đã phải ngủ trên vỉa hè trước một ngôi chùa trên phố Hai Bà Trưng suốt hai năm qua.
Đêm nay, ông trằn trọc mãi không ngủ được, vì lạnh và vì mơ về một mái nhà ấm áp.
Một người phụ nữ buôn bán nhỏ may mắn tìm được chỗ ngủ trong một trạm ATM.
Đối với những người vô gia cư, những cây ATM có cửa kính chẳng khác nào khách sạn 5 sao.
Co ro ngủ vì không có chăn đắp.
Lại bàn về thái độ phục vụ của các nhà hàng ở Hà Nội
Anh Quân ngỡ ngàng vì một lốp xe bị xịt hết sạch hơi. Hóa ra, vì ra mặt phê bình thái độ phục vụ của nhân viên nhà hàng nên anh đã bị nhóm nhân viên này trả thù bằng cách chọc thủng lốp xe máy.
Trong phần trước, chúng tôi đã chia sẻ những câu chuyện về thái độ phục vụ thiếu tôn trọng, kỳ quặc gây khó hiểu cho khách hàng của nhân viên, bảo vệ một số cửa hàng, nhà hàng tại Hà Nội. Mặc dù chỉ là vài con sâu làm rầu nồi canh, thế nhưng, dường như “đống sâu” này càng ngày càng bành trướng, khiến văn hóa phục vụ ở Thủ đô vốn đã không nhận được nhiều cảm tình, nay lại càng gây bức xúc.
Một điều khiến thực khách đi ăn ở nhiều nhà hàng, quán xá Hà Nội phải khó chịu, mặc dù khách cũng thuộc dạng “có tiền” và sẵn sàng “bo” hợp lý, là nhân viên cậy tên tuổi của chủ để vênh mặt với khách. Do nhân viên không được tuyển chọn kỹ lưỡng và trải qua quá trình đào tạo, huấn luyện cẩn thận như nhà hàng 5 sao, nên ở những quán ăn thông thường, thậm chí có nơi đã thành nhà hàng, vẫn tồn tại phong cách phục vụ cậy tên tuổi của chủ. Nhân viên được nhận vào hầu hết là họ hàng, người quen ở quê gửi gắm chủ, nên chủ nhận vào mà không cần đào tạo bài bản gì, chỉ cần biết bưng bê, ghi món là xong. Cuối cùng, nhân viên học việc thì chậm, mà học cách vênh mặt, thái độ với khách thì rất nhanh. Thậm chí còn thù vặt, ghét khách là tìm cách “trả thù” bằng những cách khó đỡ.
Văn hóa phục vụ ở Hà Nội xem ra là điều còn phải bàn nhiều
Chủ nhật vừa rồi, anh Việt Thanh (trú tại phố Cửa Bắc, Hà Nội) đưa bạn gái đến ăn tối ở một nhà hàng mới mở trên phố S.T. Nhà hàng 3 tầng, trang trí rất hoành tráng, lại có bảng giá khá dễ chịu, nên khách tới ăn cũng đông. Cô nhân viên ghi món tỏ ra nhiệt tình tư vấn đủ loại hải sản, tôm hùm, cua hoàng đế… nhưng bạn gái anh Thanh chỉ muốn dùng đồ nhẹ nhàng nên gọi vài món dimsum kèm súp tôm. Thấy vậy, cô này bắt đầu thái độ khó chịu, ghi món mà không thèm nhìn mặt khách.
Nếu chỉ có thế thôi thì anh Thanh dù có khó chịu cũng đành bỏ qua để ăn tối vui vẻ với bạn gái. Thế nhưng sau đó, vì muốn uống nước bằng ống hút nên bạn gái anh hỏi nhân viên, cô phục vụ mặt vẫn vênh không thèm nhìn khách, trả lời ráo hoảnh: “Không có!”. Anh Thanh biết ngay gặp phải phục vụ “đểu”, bèn nhắn một nhân viên khác đem ống hút lên. Không ngờ, khi nhân viên này vừa đặt ống hút lên bàn, cô phục vụ kia lao đến, giật ống hút khỏi bàn, đem ra ngoài cười hô hố với người khác như “chiến tích”.
Quá bất ngờ trước thái độ phục vụ chưa từng có, sẵn sàng giật đồ lấy cho khách, anh Thanh lớn tiếng gọi quản lý ra hỏi chuyện. Quản lý xin lỗi rối rít và điều một nhân viên khác phục vụ bàn của anh. Điều đáng nói, là sau khi ra khỏi nhà hàng này, dừng ở quán cà phê khác, anh Thanh mới phát hiện một bên cửa xe ô tô của mình đã bị… vạch vài đường mỏng dính nhưng ngoằn nghèo, trắng ởn.
Anh bức xúc kể: “Tôi đã để lại 50.000 đồng tiền bo, mặc dù con bé nhân viên kia quá láo, dám giật ống hút của khách. Thế mà bảo vệ xe ở đây lại thông đồng chơi đểu khách thế này. Xe vừa đi từ quán ăn đến hàng cà phê đã bị xước. Còn ai dám quay lại đây ăn nữa”.
Anh Thanh cũng nghe nói dân có máu mặt, dân xã hội, “anh chị”, hùn nhau tiền mở hàng này. Nhân viên ở đây đều là họ hàng của chủ gửi gắm vào nên có thái độ như thế đều do cậy uy của chủ. Nhiều khách tới đây khó chịu thái độ, nhưng vì ngại dây với dân xã hội nên chỉ biết dặn nhau không quay lại nữa.
Hay như anh D. Quân, thực khách tới ăn hải sản ở một quán trên phố Huỳnh Thúc Kháng, khi ra về, lấy xe thì ngỡ ngàng vì một bên lốp bị xịt hết sạch hơi. Điều này thật vô lý bởi anh mới bơm căng 2 lốp, bảo dưỡng và thay dầu ngày hôm qua. Hóa ra, vì bị anh Quân ra mặt phê bình thói phục vụ “lồi lõm” của nhân viên nhà hàng, mà nhóm nhân viên này đã trả thù bằng cách chọc thủng lốp xe máy của anh.
Lúc ngồi ăn, anh Quân nhiều lần giục đồ ăn bị chậm, nhân viên không những xin lỗi và giục đồ cho khách, lại quay sang lườm nguýt, nói lấc cấc: “Chờ đi anh ơi, chờ đi ăn cho ngon!”. Nhìn đám nhân viên đầu xanh đầu đỏ, mặt mũi non choẹt mà anh không khỏi bức xúc. Sau đó, anh Quân phản ánh với quản lý về thái độ phục vụ, kèm chất lượng hải sản không tươi.
Kể lại chuyện này, anh vẫn chưa hết tức giận: “Khi tôi làm ầm lên tại sao xe lại bị xịt lốp, thanh niên bảo vệ ở đó còn lớn tiếng “Thích thì đền” và sẵn sàng bị trừ tiền công để đền tiền vá lốp cho tôi. Vấn đề không phải ở cái lốp, mà thái độ sẵn sàng trả thù, “xử” khách cho bõ tức của đám nhân viên lẫn bảo vệ khiến tôi sợ hãi. Từ nay chắc không dám đi ăn hàng nhiều, kẻo góp ý cũng bị xịt lốp xe!”.
Những vị khách như anh Việt Thanh và D. Quân vẫn còn may mắn, khi chưa bị bảo vệ “xử” bằng nắm đấm hoặc đánh tới mức ngất xỉu. Tuy thế, cách trả thù vặt với khách thế này quả thực khiến hình ảnh về văn hóa phục vụ ở Hà Nội bị ảnh hưởng rất nhiều. Không ít thực khách bỏ tiền tới nhà hàng thưởng thức món ngon, thế mà lúc về phải ấm ức vì được thưởng thức luôn cách phục vụ kiểu “bố đời”.
Anh Thanh cho biết: “Trách nhân viên 1, trách chủ 10. Mở hàng quán là để chào đón và phục vụ khách, thế mà họ tuyển bừa phứa, không dạy dỗ, bảo ban nhân viên. Cứ thế bảo sao mất khách lại đổ tại kinh tế kém”.
Hoa đào ngập tràn đường phố Hà Nội
Còn hơn 3 tuần nữa mới đến Tết, nhưng hoa đào đã rực rỡ nhiều góc phố ở Thủ đô Hà Nội. Người dân tranh thủ mua những cành đào đỏ thắm để đón không khí Tết về sớm trong căn nhà của mình.
Còn hơn 20 ngày nữa mới đến Tết Nguyên đán Giáp Ngọ 2014, nhưng hoa đào Tết đã bắt đầu xuất hiện tại chợ hoa Quảng An (Hà Nội). Người dân Thủ đô tranh thủ mua những cành đào đỏ thắm để đón không khí Tết về sớm trong căn nhà của mình. Cùng với việc dọn dẹp, trang trí lại nhà cửa, sắm một cành đào để mang sắc xuân về với gia đình là việc không thể thiếu mỗi khi Tết về.
Trong tiết trời se lạnh của Hà Nội những ngày cuối năm, từng cành đào đỏ thắm bày bán trên phố báo hiệu cho một mùa xuân nữa sắp về. Những cành đào nở sớm được mua vừa để trang trí, vừa mang không khí xuân về nhà và cầu may mắn cho năm mới. Đào cành được bán với mức giá từ 100.000 đồng - 300.000 đồng/cành tùy loại.
Chị Thủy (ở đường Lạc Long Quân, Tây Hồ, Hà Nội) chia sẻ: "Năm nào cũng vậy, cứ khoảng gần mùng 10/12 âm lịch là tôi đi mua một cành đào về cắm trong nhà cho có không khí Tết sớm. Cành đào nho nhỏ được cắm trong nhà tạo không khí vui tươi, ấm áp và chờ đợi một năm mới may mắn đến với cả gia đình".
"Năm nay thời tiết khá thuận lợi nên đào nở đẹp. Nhiều người dân muốn chơi đào sớm nên năm nào cũng vậy, chúng tôi bày bán đào cành sớm để phục vụ người dân", anh Hùng (người dân trồng đào) cho biết.
Đào được chở đi bán trên các con phố ở Hà Nội
Nở rộ trào lưu chụp ảnh ở vườn hoa Nhật Tân
Mặc dù đang trong những ngày đông giá lạnh, nhiều thiếu nữ và các cặp đôi yêu nhau vẫn đổ về vườn hoa Nhật Tân (Hà Nội) để chụp ảnh. Các chủ vườn và dịch vụ ăn theo ở đây kiếm bộn tiền nhờ sở thích này của giới trẻ.
Nhiều vườn hoa ở khu vực Nhật Tân (Hà Nội) những năm trở lại đây trở thành địa điểm chụp ảnh lý tưởng của giới trẻ Hà thành. Các chủ vườn ở đây đã biến những ruộng hoa vốn đẹp đẽ nhưng mộc mạc, giản dị trở thành những không gian lung linh, đa sắc màu cùng với độ lãng mạn có thể sánh ngang với những thước cảnh thường thấy trong phim Hàn Quốc.
Chính vì vậy, mặc dù đang những ngày mùa đông giá lạnh, rất nhiều bạn trẻ và các cặp đôi yêu nhau vẫn nườm nượp đổ về đây chụp ảnh để sở hữu những khung hình "đẹp như mộng".
Nhiều bạn gái vẫn làm duyên với chiếc chân váy ngắn trong ngày giá lạnh.
Nhóm của Mai Huyền đến từ trường Cao đẳng du lịch Hà Nội cho biết: "Mặc dù đã học ở Hà Nội mấy năm nhưng hôm nay mình mới có dịp đến vườn hoa này để chụp ảnh. Đúng là trời khá lạnh nhưng mấy đứa bảo nhau cứ đến sớm một chút, không tầm trưa sẽ đông lại không chụp được nhiều".
Bạn Thảo Trang thì chia sẻ: "Mình ở trong miền Nam mới được ra thăm nhà bác họ ở gần khu này. Từ lâu đã rất thích được ra Hà Nội một lần để thưởng thức cái lạnh đặc trưng mà mọi người vẫn hay nói chỉ ở đây mới có. Nghe chị họ mình bảo khu này có vườn đào đẹp lắm, mà lại có thể vào chụp ảnh thoải mái nữa. Thế là nhất quyết đòi chị cho ra đây bằng được".
Bên cạnh vườn đào mang thương hiệu Nhật Tân, chủ vườn còn trồng thêm nhiều loại hoa khác như hướng dương, cúc bách nhật, vườn cải vàng... đẹp không kém các vườn hoa khác tại Hà Nội. Một điểm lý thú hấp dẫn các bạn trẻ chính là những "phim trường" xinh xắn như cây đàn piano giữa "rừng" phong đỏ, con đường anh đào trắng, cầu gỗ hay cối xay gió...
Một chủ vườn tại đây cho biết: "Ngày thường thì có khoảng 30 đến 40 lượt xe máy đến gửi, còn chưa tính những người đi taxi hay xe buýt. Ngày cuối tuần hay dịp cao điểm có ngày lên đến 80, 90 lượt gửi xe. Mấy hôm nay trời lạnh nhưng lượng người đến thì vẫn duy trì khá tốt, thậm chí tầm trưa, chiều khá đông. Có thể một phần vì cuối năm nên nhiều bạn trẻ cũng muốn đến đây chụp ảnh trước khi về nghỉ Tết".
Những tháng giáp Tết này là thời điểm lý tưởng để các chủ vườn ở đây kinh doanh, kiếm bạc triệu mỗi ngày nhờ sở thích chụp ảnh của giới trẻ. Được biết, mỗi lần vào cửa sẽ có giá là 20.000 - 25.000 đồng/lượt (không phân biệt nhiếp ảnh hay mẫu như một số địa điểm khác). Đối tượng chủ yếu là các bạn trẻ, các cặp đôi chụp ảnh cưới.
Theo như lời chủ vườn trên chia sẻ thì tại bãi đỗ xe, ngày thường có khoảng 30 đến 40 lượt xe máy, cuối tuần hay dịp cao điểm có ngày lên đến 80, 90 lượt gửi xe. Theo đó, mỗi lượt gửi xe có giá 10.000 đồng. Cộng cả tiền vé vào cửa, tính sơ sơ, chủ vườn cũng thu về vài triệu mỗi ngày chỉ từ việc khách vào thuê chụp ảnh trong khu vườn - lãi hơn rất nhiều so với việc mang hoa tươi ra chợ bán, chưa kể bán hoa mất công thu hoạch, vận chuyển...
Ngoài ra, chủ sở hữu các khu vườn cũng rất có đầu óc kinh doanh khi bố trí khu căng-tin khá rộng ngay cạnh lối ra vào. Tại đây, phục vụ đồ ăn sáng (mì tôm, bánh mì) và cả bữa trưa. Nước ngọt, nước khoáng được bán với giá có phần đắt đỏ hơn bên ngoài một chút. Những bạn trẻ đến chụp ảnh đa phần đến sớm từ buổi sáng, rồi ở lại đến quá trưa để chụp được nhiều ảnh. Chụp ảnh và tạo dáng là công việc khá mệt mỏi, tốn nhiều năng lượng nên sẽ cần mua đồ ăn và nước uống. Nhất là các ekip chụp ảnh cưới, cả đoàn cùng cô dâu, chú rể lên tới cả chục người thường phải nghỉ ngơi tại quán ăn nếu muốn tiếp tục chụp đến chiều.
Dịch vụ in ảnh tại đây cũng nở rộ, được quảng cáo là "nhanh chóng, tiện lợi" với rất nhiều mẫu mã, hình thức. Ảnh vừa chụp tại vườn có thể xử lý ngay tại đây bằng cách in ra giấy và đóng khung, hoặc in lên cốc, gối, vỏ ốp điện thoại. Được biết, giá in ảnh lên mỗi chiếc cốc hoặc đĩa vào khoảng 60 - 80.000 đồng, các loại gối hay poster có giá khác nhau tùy vào kích cỡ, chất liệu, nhưng đều trên 100.000 đồng mỗi sản phẩm.
Một cốc trà đá giá 20k, cái giá khiến người dân Hà Nội không khỏi choáng váng
Trà đá là món đồ uống bình dân và quen thuộc của mọi tầng lớp người ở Hà Nội. Ở Hà Nội, phong trào trà đá vỉa hè rất được giới trẻ ưa chuộng vì vừa rẻ, vừa ngồi uống ngắm cảnh trời mây, vừa tụ tập nói chuyện... Thế nhưng hiện nay, món trà đá đã đội giá lên rất nhiều và có những quán hàng một cốc trà đá lên tận 20k.
Trà đá – món đồ uống có “xuất xứ” từ những quán trà vỉa hè, tưởng là rẻ nhất, thế nhưng lại khiến nhiều thực khách phải “ố, á” vì đội giá tới 10 - 15 - 20.000 đồng khi vào hàng ăn.
Là người ở miền Nam, nhân dịp ra Hà Nội chơi, anh Vũ đưa bạn gái tới ăn ở một hàng cơm nổi tiếng trên phố LV... Bữa cơm rất ngon, vừa miệng, phong cách phục vụ cũng nhẹ nhàng. Mọi chuyện không có gì đáng nói nếu anh Vũ không rơi vào cảnh “mắt chữ A, mồm chữ O” khi nhìn tờ hóa đơn ghi giá trà đá là 10.000 đồng, còn trà đá thêm 1 ít đường vọt hẳn thành 15.000 đồng. Hai cốc trà đá của anh Vũ và bạn gái gần bằng tiền hai niêu cơm ở đây.
Không tiếc tiền trả hóa đơn nhưng anh Vũ không khỏi bức xúc vì nghĩ tới 25.000 đồng cho 2 ly trà đá ở hàng cơm này: “Trong Sài Gòn, khách uống trà đá miễn phí, cứ hết là phục vụ lại rót tới khi nào no bụng thì thôi. Ra ngoài này tôi biết trà đá phải trả tiền, nhưng không nghĩ rằng giá cả đã đội lên một cách khó hiểu như thế! Cốc trà đá đường của tôi chỉ là trà đá thường, thêm 1 nhúm đường vào thôi mà?”.
Mất tới 5 phút xem xét, anh Vũ vẫn không tìm ra điểm khác biệt nổi bật giữa cốc trà đá ở nhà hàng này và trà đá mà anh vẫn uống hàng ngày trong miền Nam.
2 ly trà đá có giá 25.000 đồng khiến anh Vũ không khỏi giật mình
Thử tưởng tượng, cửa hàng này một ngày bán được 200 - 300 cốc trà đá, đã thu về 3 - 4 triệu đồng chỉ riêng tiền trà. Trong khi trà ngon ngoài hàng bây giờ khoảng 150.000 đồng/cân, chưa kể các hàng còn sử dụng trà vụn chỉ mấy chục nghìn đồng 1 cân, hoặc lá trà xanh 10 - 20.000 đồng thì dùng cả ngày chưa hết. Nói chung, bán trà đá với cái giá 10 - 15.000 đồng/cốc kiểu này, lãi thật “khó để đâu cho hết”.
Thật buồn cười là trà đá, món đồ uống bình dân nhất của những thức uống bán ngoài vỉa hè, bây giờ lại sở hữu giá cả trên trời khi vào tới quán ăn, nhà hàng. Hàng nào cũng nhận mình bán những cốc trà xịn, từ trà Thái Nguyên tới trà sen, trà Nhật… thơm nức, thế nhưng chỉ có chủ hàng mới biết “trà xịn” của họ thực chất là gì, còn với khách, ít ai quan tâm mình đang uống loại trà xịn tới mức nào. Khách chỉ ngã ngửa khi nhìn hóa đơn và biết giá của những cốc trà đá không hề “tầm thường”.
Chị Thu Trang vẫn chưa quên câu chuyện từng bị "chém" tới 20.000 đồng/cốc trà đá ở một hàng ăn trên phố Triệu Việt Vương. Hàng ăn này có không gian bình thường, không sang trọng lắm nhưng các món được đánh giá là dễ ăn, chế biến hợp khẩu vị người Hà Nội. Chỉ có điều, khi thanh toán, chị Trang giật mình thấy ghi 4 cốc trà đá có giá… 80.000 đồng. Gần 100.000 đồng cho 4 cốc nước trà nhạt thếch, mà hầu hết là nước đá chảy ra. Trong khi với số tiền đó là đã có một đĩa thịt xá xíu thơm ngon cũng ở chính nhà hàng này. Chị hỏi nhân viên "Sao trà đá nhà em đắt thế, 20.000 đồng 1 cốc quá bằng cốc chanh leo à?”, thì cô nhân viên nhẹ nhàng lý giải kèm quảng cáo “Chị ơi, trà nhà em là trà sen của Nhật. Uống rất thanh và không bị chát ạ”. Trong khi đó, chị Trang khẳng định vị trà này chẳng khác gì trà xanh, nước thì nhạt nhẽo bởi ít trà, nhiều đá.
Thực khách ở Hà Nội đã quen với những bát phở 100 - 150.000 đồng nổi tiếng. Có người bảo“Tôi có tiền thì tôi ăn phở đắt, đắt nhưng ngon là được”, có người lại bảo “Chẳng bao giờ bước chân vào lần nữa”. Tranh cãi xung quanh những bát phở này vẫn còn dài dài, nhưng thực sự với nhiều người, kể cả hào phóng bao nhiêu cũng khó mà chấp nhận nổi những cốc trà đá có giá lên tới cả chục nghìn đồng như ở trên. Bởi vì đơn giản, đó chỉ là cốc trà mà đá đã chiếm tới 1/3 cốc.
Cũng có nhiều thực khách tỏ ra quen với giá trà đá “vọt xà”, họ cho rằng giá đồ ăn uống ở Thủ đô vốn đắt đỏ hơn tất cả các vùng khác, thế thì cốc trà đá bình thường đương nhiên cũng phải cao hơn. Nguyên Hà, nhân viên một công ty truyền thông cho biết: “Mình đi ăn hàng, 50.000 đồng/bát phở, thêm 10.000 đồng/cốc trà đá là bình thường. Hầu như bây giờ toàn 7 - 10.000 đồng ở những hàng phở, hàng bún trên Phố Cổ. Còn trong nhà hàng thì giá đắt hơn là cái chắc. Sống ở Thủ đô nên phải chấp nhận thôi, muốn ăn hàng thì phải chăm chỉ cày tiền. Còn muốn rẻ thì về nhà ăn, tự pha trà uống!”.
Là người ở miền Nam, nhân dịp ra Hà Nội chơi, anh Vũ đưa bạn gái tới ăn ở một hàng cơm nổi tiếng trên phố LV... Bữa cơm rất ngon, vừa miệng, phong cách phục vụ cũng nhẹ nhàng. Mọi chuyện không có gì đáng nói nếu anh Vũ không rơi vào cảnh “mắt chữ A, mồm chữ O” khi nhìn tờ hóa đơn ghi giá trà đá là 10.000 đồng, còn trà đá thêm 1 ít đường vọt hẳn thành 15.000 đồng. Hai cốc trà đá của anh Vũ và bạn gái gần bằng tiền hai niêu cơm ở đây.
Không tiếc tiền trả hóa đơn nhưng anh Vũ không khỏi bức xúc vì nghĩ tới 25.000 đồng cho 2 ly trà đá ở hàng cơm này: “Trong Sài Gòn, khách uống trà đá miễn phí, cứ hết là phục vụ lại rót tới khi nào no bụng thì thôi. Ra ngoài này tôi biết trà đá phải trả tiền, nhưng không nghĩ rằng giá cả đã đội lên một cách khó hiểu như thế! Cốc trà đá đường của tôi chỉ là trà đá thường, thêm 1 nhúm đường vào thôi mà?”.
Mất tới 5 phút xem xét, anh Vũ vẫn không tìm ra điểm khác biệt nổi bật giữa cốc trà đá ở nhà hàng này và trà đá mà anh vẫn uống hàng ngày trong miền Nam.
2 ly trà đá có giá 25.000 đồng khiến anh Vũ không khỏi giật mình
Thử tưởng tượng, cửa hàng này một ngày bán được 200 - 300 cốc trà đá, đã thu về 3 - 4 triệu đồng chỉ riêng tiền trà. Trong khi trà ngon ngoài hàng bây giờ khoảng 150.000 đồng/cân, chưa kể các hàng còn sử dụng trà vụn chỉ mấy chục nghìn đồng 1 cân, hoặc lá trà xanh 10 - 20.000 đồng thì dùng cả ngày chưa hết. Nói chung, bán trà đá với cái giá 10 - 15.000 đồng/cốc kiểu này, lãi thật “khó để đâu cho hết”.
Thật buồn cười là trà đá, món đồ uống bình dân nhất của những thức uống bán ngoài vỉa hè, bây giờ lại sở hữu giá cả trên trời khi vào tới quán ăn, nhà hàng. Hàng nào cũng nhận mình bán những cốc trà xịn, từ trà Thái Nguyên tới trà sen, trà Nhật… thơm nức, thế nhưng chỉ có chủ hàng mới biết “trà xịn” của họ thực chất là gì, còn với khách, ít ai quan tâm mình đang uống loại trà xịn tới mức nào. Khách chỉ ngã ngửa khi nhìn hóa đơn và biết giá của những cốc trà đá không hề “tầm thường”.
Chị Thu Trang vẫn chưa quên câu chuyện từng bị "chém" tới 20.000 đồng/cốc trà đá ở một hàng ăn trên phố Triệu Việt Vương. Hàng ăn này có không gian bình thường, không sang trọng lắm nhưng các món được đánh giá là dễ ăn, chế biến hợp khẩu vị người Hà Nội. Chỉ có điều, khi thanh toán, chị Trang giật mình thấy ghi 4 cốc trà đá có giá… 80.000 đồng. Gần 100.000 đồng cho 4 cốc nước trà nhạt thếch, mà hầu hết là nước đá chảy ra. Trong khi với số tiền đó là đã có một đĩa thịt xá xíu thơm ngon cũng ở chính nhà hàng này. Chị hỏi nhân viên "Sao trà đá nhà em đắt thế, 20.000 đồng 1 cốc quá bằng cốc chanh leo à?”, thì cô nhân viên nhẹ nhàng lý giải kèm quảng cáo “Chị ơi, trà nhà em là trà sen của Nhật. Uống rất thanh và không bị chát ạ”. Trong khi đó, chị Trang khẳng định vị trà này chẳng khác gì trà xanh, nước thì nhạt nhẽo bởi ít trà, nhiều đá.
Thực khách ở Hà Nội đã quen với những bát phở 100 - 150.000 đồng nổi tiếng. Có người bảo“Tôi có tiền thì tôi ăn phở đắt, đắt nhưng ngon là được”, có người lại bảo “Chẳng bao giờ bước chân vào lần nữa”. Tranh cãi xung quanh những bát phở này vẫn còn dài dài, nhưng thực sự với nhiều người, kể cả hào phóng bao nhiêu cũng khó mà chấp nhận nổi những cốc trà đá có giá lên tới cả chục nghìn đồng như ở trên. Bởi vì đơn giản, đó chỉ là cốc trà mà đá đã chiếm tới 1/3 cốc.
Cũng có nhiều thực khách tỏ ra quen với giá trà đá “vọt xà”, họ cho rằng giá đồ ăn uống ở Thủ đô vốn đắt đỏ hơn tất cả các vùng khác, thế thì cốc trà đá bình thường đương nhiên cũng phải cao hơn. Nguyên Hà, nhân viên một công ty truyền thông cho biết: “Mình đi ăn hàng, 50.000 đồng/bát phở, thêm 10.000 đồng/cốc trà đá là bình thường. Hầu như bây giờ toàn 7 - 10.000 đồng ở những hàng phở, hàng bún trên Phố Cổ. Còn trong nhà hàng thì giá đắt hơn là cái chắc. Sống ở Thủ đô nên phải chấp nhận thôi, muốn ăn hàng thì phải chăm chỉ cày tiền. Còn muốn rẻ thì về nhà ăn, tự pha trà uống!”.
Vừa tập thể dục, vừa lọc nước hồ ở Hà Nội
Hồ Ngọc Khánh là địa điểm quen thuộc của nhiều người dân Hà Nội mỗi sáng sớm hay chiều tối để đến tập thể dục và rèn luyện sức khỏe. Bình thường, những người dân nơi đây thường chọn cho mình cách đi hoặc chạy bộ xung quanh hồ. Tuy nhiên, khoảng 2 tháng trở lại đây, rất nhiều người đã có thêm thói quen dành ra 5 đến 10 phút mỗi ngày để đứng tập trên chiếc máy thể dục công cộng, sở hữu "chức năng kép" vô cùng độc đáo. Ngoài việc giúp người dân có thêm công cụ để tập thể dục, thì chiếc máy này còn có khả năng lọc sạch nguồn nước dưới hồ nhờ chính sự góp nhặt những vòng quay đều đặn của người dân. Nói nôm na, người dân vừa tập thể, lại vừa cùng nhau lọc sạch nguồn nước hồ ở chính nơi mình sinh sống.
Chiếc máy luôn được vận hành đều đặn nhờ người dân rất chăm chỉ luyện tập
Nhìn tổng thể, chiếc máy tập thể dục có hình dáng thanh thoát, giống với những chiếc máy tập chạy thông thường, kết cấu chắc chắn với phần chịu lực tốt nhờ khung kim loại rắn. Máy được chia làm 2 khung chạy với công suất khác nhau để người dân dễ dàng chọn lựa. Nhìn từ đường chính ra hồ, máy tập chạy bên phải có công suất lớn, kích thước to hơn dành cho nam giới trưởng thành hay người khỏe mạnh. Máy tập chạy bên trái nhỏ, công suất thấp dành cho phụ nữ hoặc người cao tuổi...
Một bể lọc lớn được đặt ở giữa, nước sẽ hút từ dưới hồ lên, qua bộ lọc và lại chảy trở về phía nguồn theo một chu trình khép kín. Nguyên lý để cho máy chạy chính là sử dụng phần năng lượng mà con người giải phóng trong quá trình hoạt động, ở đây là những vòng quay. Như vậy, máy tập thể dục công cộng vừa có chức năng rèn luyện sức khỏe, lại có khả năng lọc nước hồ vô cùng hữu dụng nên thu hút rất đông người dân sinh sống quanh đây.
Khung đạp chắc chắn với chất liệu kim loại chịu lực lớn
Máy lớn cho nam giới tập
Máy nhỏ cho phụ nữ hoặc người già...
Bể lọc nước với công suất cố định đặt ở giữa hoạt động nhờ năng lượng mà con người giải phóng trong quá trình hoạt động
Phần hướng dẫn sử dụng đặt trên bể lọc cho mọi người dễ quan sát
Có mặt tại đây vào thời điểm cuối chiều, theo quan sát của chúng tôi, rất đông người dân đã dành ra từ 5 - 10 phút để tập với chiếc máy hữu dụng sau những vòng đi bộ quanh hồ. Theo lý giải của nhiều người, một chiếc máy tập thể dục có kiểu dáng tương tự hoàn toàn có thể mua về nhà để tập. Tuy nhiên, chính vì chiếc máy được đặt tại nơi công cộng, không gian hồ thoáng đãng, máy lại có khả năng đặc biệt là lọc sạch môi trường nước dưới hồ nên ai cũng đến đây hào hứng, vui vẻ tập chạy như để chung tay góp sức làm nên sự trong sạch của nguồn nước hồ.
Anh Thanh Tùng (33 tuổi, nhà tại đường Đê La Thành) cho biết: "Từ lúc chiếc máy được lắp đặt tại đây, tôi thường xuyên đến tập thể dục. Ở đây, mọi người thường đến cả vào sáng sớm lẫn chiều. Có hôm đông quá, mọi người phải xếp hàng để nhường nhau. Hôm nào ra sớm hoặc vãn vãn người, tôi thường tập đến 15 - 20 phút. Còn lúc đông thì mỗi người tập 5 phút rồi nhường người khác, đi bộ một vòng quanh hồ rồi lại quay lại tập chạy. Tập trên máy này rất hứng khởi vì mọi người đều biết máy có công dụng lọc sạch nước hồ".
Với bác Nguyễn Đăng Túy (79 tuổi, nhà ở 85 Nguyễn Công Hoan), chiếc máy này là "liều thuốc" giúp bác khắc phục chứng mất ngủ tuyệt vời. Bác Túy vui vẻ cho biết: "Ngày nào tôi cũng ra đây tập chạy. Sáng từ 7h30 đến 8h, chiều từ 4h - 5h. Thường mỗi lần tôi đạp được 100 vòng, nghỉ một lúc lại đạp tiếp. Cứ đi bộ quanh hồ rồi lại quay trở về đạp nên mỗi buổi duy trì đạp đến ba lần. Lúc đầu thì chỉ đạp được vài chục cái thôi vì vòng quay hơi nặng, sau quen dần chân dẻo hơn nên đạp cũng hăng hơn. Hôm nào cũng như thế nên về nhà đánh một giấc từ tối đến sáng mà không bị trằn trọc mất ngủ như thời gian trước nữa. Đạp mệt nên ngủ ngon hơn!".
Bác Đăng Túy (79 tuổi) rất thích tập chạy trên chiếc máy chạy lọc nước hồ
Tập trên từ lúc trời còn sáng đến lúc đường phố lên đèn, bác mới về nghỉ
Nhiều bác cao tuổi nghỉ ngơi sau khi tập chạy trên máy
Máy tập thể dục có công dụng lọc nước nhận được nhiều sự ủng hộ từ phía người dân. Tuy nhiên, mọi người vẫn kì vọng nhiều hơn nữa về một sản phẩm thật sự tốt và hữu dụng với môi trường. Bác V. Chung (62 tuổi, ở khu tập thể Ngọc Khánh, trước đây từng là kỹ sư xây dựng) chia sẻ: "Về mặt ý nghĩa sử dụng, chiếc máy đúng là tốt thật. Tuy nhiên, công suất máy nhỏ, số lượng ít nên với mục đích làm sạch nước hồ có lẽ sẽ phải mất... rất nhiều năm".
Bác Chung cũng cho biết thêm, trước đây máy thường xảy ra khá nhiều hỏng hóc nên kỹ thuật hay phải đến sửa chữa, 2 tuần trở lại đây, máy đã hoạt động khá ổn định mặc dù một số chỗ như thanh chắn ngang hay bàn đạp lắp đặt chưa thật "chuẩn".
"Thanh chắn ngang vẫn còn có độ lệch"
"Mọi người ở đây rất ủng hộ ý tưởng đặt máy tập thể dục này nên chúng tôi hy vọng sẽ có thêm nhiều máy nữa được đặt xung quanh hồ Ngọc Khánh nói riêng và các hồ khác nói chung chứ không chỉ dừng ở số lượng ít ỏi như hiện tại", bác Chung nói.
Máy tập thể dục xử lý ô nhiễm hồ nước do "Nhóm nghiên cứu - Phòng môi trường - Viện nước, tưới tiêu và môi trường" giữ bản quyền. Nghiên cứu này được Hội đồng Anh trao một trong sáu giải thưởng sáng tạo vì môi trường xuất sắc nhất
Thời điểm hiện tại, chiếc máy tập thể dục này mới chỉ được đặt thí điểm tại hồ Ngọc Khánh và hồ Thanh Nhàn. Với sự ủng hộ từ phía người dân, hy vọng sẽ có thêm nhiều chiếc máy với công năng sử dụng tốt hơn được lắp đặt phổ biến tại nhiều nơi trong Thủ đô Hà Nội. Mô hình tạo ra năng lượng xanh từ sự giải phóng trong quá trình hoạt động của con người được đông đảo người dân kì vọng sẽ ứng dụng trong nhiều lĩnh vực của đời sống.
Nhìn tổng thể, chiếc máy tập thể dục có hình dáng thanh thoát, giống với những chiếc máy tập chạy thông thường, kết cấu chắc chắn với phần chịu lực tốt nhờ khung kim loại rắn. Máy được chia làm 2 khung chạy với công suất khác nhau để người dân dễ dàng chọn lựa. Nhìn từ đường chính ra hồ, máy tập chạy bên phải có công suất lớn, kích thước to hơn dành cho nam giới trưởng thành hay người khỏe mạnh. Máy tập chạy bên trái nhỏ, công suất thấp dành cho phụ nữ hoặc người cao tuổi...
Một bể lọc lớn được đặt ở giữa, nước sẽ hút từ dưới hồ lên, qua bộ lọc và lại chảy trở về phía nguồn theo một chu trình khép kín. Nguyên lý để cho máy chạy chính là sử dụng phần năng lượng mà con người giải phóng trong quá trình hoạt động, ở đây là những vòng quay. Như vậy, máy tập thể dục công cộng vừa có chức năng rèn luyện sức khỏe, lại có khả năng lọc nước hồ vô cùng hữu dụng nên thu hút rất đông người dân sinh sống quanh đây.
Có mặt tại đây vào thời điểm cuối chiều, theo quan sát của chúng tôi, rất đông người dân đã dành ra từ 5 - 10 phút để tập với chiếc máy hữu dụng sau những vòng đi bộ quanh hồ. Theo lý giải của nhiều người, một chiếc máy tập thể dục có kiểu dáng tương tự hoàn toàn có thể mua về nhà để tập. Tuy nhiên, chính vì chiếc máy được đặt tại nơi công cộng, không gian hồ thoáng đãng, máy lại có khả năng đặc biệt là lọc sạch môi trường nước dưới hồ nên ai cũng đến đây hào hứng, vui vẻ tập chạy như để chung tay góp sức làm nên sự trong sạch của nguồn nước hồ.
Anh Thanh Tùng (33 tuổi, nhà tại đường Đê La Thành) cho biết: "Từ lúc chiếc máy được lắp đặt tại đây, tôi thường xuyên đến tập thể dục. Ở đây, mọi người thường đến cả vào sáng sớm lẫn chiều. Có hôm đông quá, mọi người phải xếp hàng để nhường nhau. Hôm nào ra sớm hoặc vãn vãn người, tôi thường tập đến 15 - 20 phút. Còn lúc đông thì mỗi người tập 5 phút rồi nhường người khác, đi bộ một vòng quanh hồ rồi lại quay lại tập chạy. Tập trên máy này rất hứng khởi vì mọi người đều biết máy có công dụng lọc sạch nước hồ".
Với bác Nguyễn Đăng Túy (79 tuổi, nhà ở 85 Nguyễn Công Hoan), chiếc máy này là "liều thuốc" giúp bác khắc phục chứng mất ngủ tuyệt vời. Bác Túy vui vẻ cho biết: "Ngày nào tôi cũng ra đây tập chạy. Sáng từ 7h30 đến 8h, chiều từ 4h - 5h. Thường mỗi lần tôi đạp được 100 vòng, nghỉ một lúc lại đạp tiếp. Cứ đi bộ quanh hồ rồi lại quay trở về đạp nên mỗi buổi duy trì đạp đến ba lần. Lúc đầu thì chỉ đạp được vài chục cái thôi vì vòng quay hơi nặng, sau quen dần chân dẻo hơn nên đạp cũng hăng hơn. Hôm nào cũng như thế nên về nhà đánh một giấc từ tối đến sáng mà không bị trằn trọc mất ngủ như thời gian trước nữa. Đạp mệt nên ngủ ngon hơn!".
Máy tập thể dục có công dụng lọc nước nhận được nhiều sự ủng hộ từ phía người dân. Tuy nhiên, mọi người vẫn kì vọng nhiều hơn nữa về một sản phẩm thật sự tốt và hữu dụng với môi trường. Bác V. Chung (62 tuổi, ở khu tập thể Ngọc Khánh, trước đây từng là kỹ sư xây dựng) chia sẻ: "Về mặt ý nghĩa sử dụng, chiếc máy đúng là tốt thật. Tuy nhiên, công suất máy nhỏ, số lượng ít nên với mục đích làm sạch nước hồ có lẽ sẽ phải mất... rất nhiều năm".
Bác Chung cũng cho biết thêm, trước đây máy thường xảy ra khá nhiều hỏng hóc nên kỹ thuật hay phải đến sửa chữa, 2 tuần trở lại đây, máy đã hoạt động khá ổn định mặc dù một số chỗ như thanh chắn ngang hay bàn đạp lắp đặt chưa thật "chuẩn".
"Mọi người ở đây rất ủng hộ ý tưởng đặt máy tập thể dục này nên chúng tôi hy vọng sẽ có thêm nhiều máy nữa được đặt xung quanh hồ Ngọc Khánh nói riêng và các hồ khác nói chung chứ không chỉ dừng ở số lượng ít ỏi như hiện tại", bác Chung nói.
Thời điểm hiện tại, chiếc máy tập thể dục này mới chỉ được đặt thí điểm tại hồ Ngọc Khánh và hồ Thanh Nhàn. Với sự ủng hộ từ phía người dân, hy vọng sẽ có thêm nhiều chiếc máy với công năng sử dụng tốt hơn được lắp đặt phổ biến tại nhiều nơi trong Thủ đô Hà Nội. Mô hình tạo ra năng lượng xanh từ sự giải phóng trong quá trình hoạt động của con người được đông đảo người dân kì vọng sẽ ứng dụng trong nhiều lĩnh vực của đời sống.