Home » học tập
Làm thế nào để có được tình bạn đẹp và bền vững theo năm tháng
Khoảng thời gian hè của những học sinh cuối cấp phải chia tay với vô số những kỉ niệm tuổi học trò, với những người bạn cũ và bước vào một ngôi trường học tập khác bạn sẽ phải làm quen với môi trường mới, những người bạn mới. Vậy phải làm thế nào để bạn có được tình bạn đẹp và bền vững.
Dưới đây là những tham khảo và những bí mật giúp bạn có được những người bạn tốt nhất trong học tập cũng như cuộc sống.
Thời điểm này hầu hết các bạn học sinh đã kết thúc năm học và bước vào một kỳ nghỉ dài. Đây cũng là thời điểm chia tay của các bạn học sinh; đặc biệt có nhiều trường tổ chức lễ trưởng thành hoặc chia tay các bạn học sinh cuối cấp. Có vô số kỷ niệm buồn vui được các bạn níu giữ và chia sẻ sau cả quá trình học.
Đối với các bạn học sinh cuối cấp, sẽ hầu như không còn được thường xuyên gặp lại nhau, mỗi người sẽ có cho mình một kế hoạch và dự định cho tương lai. Dành một góc trong kỷ niệm và kế hoạch của mỗi bạn là một điều quan trọng mà các bạn sẽ luôn trân trọng và ghi nhớ đó chính là tình bạn. Chia tay mái trường cũ và đến với môi trường mới có thể là hoàn toàn khác lạ; nhưng dù có ở đâu thì chúng mình cũng không thể thiếu tình bạn. Vậy làm thế nào để tạo và giữ được tình bạn thật tốt? Dưới đây là những tham khảo và những bí mật giúp bạn có được những người bạn tốt nhất trong học tập cũng như cuộc sống.
2. Một vài tình bạn mất một thời gian để nhận ra là của nhau: Đa số các bạn ở trong tình thế phòng thủ và bị động, điều đó cản trở quá trình hiểu biết lẫn nhau và mất khá nhiều thời gian để trở thành bạn tốt. Đôi khi đó cũng là thời gian để bạn nhận ra người bạn tốt thực sự. Như trên đã nói, bạn nên cởi mở để đón nhận những người bạn xung quanh. Nếu có sự giả tạo hay không chân thành thì bạn cũng nhanh chóng nhận ra.
3. Một số thứ dường như là khác biệt nhưng thực tế lại rất bổ ích: Chúng ta thường nghĩ rằng chỉ tìm ra những điểm chung ở những người bạn là cần thiết để tạo thành tình bạn tốt. Chắc chắn, có nhiều điểm chung là tốt, nhưng có sự khác biệt lớn là về quan điểm, cái nhìn về cuộc sống. Có thể từ sự khác biệt đó bạn hãy lắng nghe, nhận ra, học được từ những người bạn của mình những quan điểm đúng đắn để thay đổi và cải thiện cái nhìn, thói quen của bạn theo chiều hướng tích cực.
4. Cắt đứt tình bạn – đó không phải là cách hiệu quả: Không phải tình bạn nào cũng tốt đẹp và tràn đầy năng lượng theo thời gian. Đôi khi sẽ có những mâu thuẫn giữa các bạn. Không chỉ vì những lý do đơn giản mà cắt đứt tình bạn. Và nếu bạn cảm thấy có lỗi, hãy nhanh chóng và mạnh dạn nói lời “Xin lỗi”. Nhưng thực sự đó không phải là tình bạn chân thành thì bạn không nên hối tiếc để tạm dừng hay chấm dứt nó.
5. Tập trung vào việc duy trình tình bạn đang có: Tình bạn cũng giống như các mối quan hệ khác, phải luôn được trân trọng và vun đắp. Tập trung vào những kỷ niệm đẹp mà các bạn đã trải qua bạn sẽ nhận thấy cuộc sống của các bạn đan xen lẫn nhau. Bạn không cảm thấy cô đơn trong cuộc sống; cái mà làm cho mọi thứ khác biệt.
6. Đừng để cuộc sống đánh bạn trôi dạt: Cuộc sống làm cho chúng ta phải tham gia và bị cuốn vào nó. Khi cuộc sống, việc học tập của bạn trở nên bận rộn sẽ dễ dẫn đến sự đóng cửa và tách mình khỏi những mối quan hệ đang có, đặc biệt là tình bạn. Vì thế đừng đợi những người bạn của mình quan tâm đến mình trước; hãy chủ động liên lạc thường xuyên. Đến một lúc nào đó bạn cần đến sự giúp đỡ họ sẽ dễ dàng bên bạn. Và tất nhiên, luôn sát cánh cùng nhau những lúc gặp khó khăn; đó là điều quan trọng để giữ được tình bạn.
7. Nếu họ quan trọng, hãy cho họ biết: Mỗi người đều muốn mình quan trọng, là một phần quan trọng của cuộc sống – đó là bản chất của con người. Vì thế hãy cho bạn mình biết người đó quan trọng như thế nào. Đó là những lúc bạn cần chia sẻ những gì trong cuộc sống; đặc biệt là lúc khó khăn. Như vậy sẽ giúp tình bạn được bền chặt và giá trị.
Những người bạn tốt giống như những vì sao; bạn luôn không thấy họ thường xuyên nhưng bạn biết rằng họ luôn ở đó. Hãy giữ cho tình bạn của các bạn luôn được bền chặt và là một phần quan trọng trong cuộc sống – cho dù có nhiều sự thay đổi theo thời gian. Chúc các bạn thành công!
Sinh viên và những thói hư tật xấu khó bỏ
Quãng đời sinh viên là quãng thời gian vui và ý nghĩa nhất đối với mỗi người tuy nhiên cũng là quãng thời gian sinh ra nhiều thói hư tật xấu nhất.
1. Trí nhớ kém
Sự quá tải hay áp lực sẽ khiến đầu óc trở nên “lù bù” và ảnh hưởng nặng nề đến công việc, cũng như việc học tập của bạn. Những lúc như vậy, hãy cố gắng nghỉ ngơi và thư giãn giúp bộ não trở lại tình trạng “sung sức” nhất.
2. Thói quen trì hoãn
“Thôi để mai”, “để mai tính”, “tí nữa”, “còn nhiều thời gian mà”,… là những câu nói rất quen thuộc khi bạn muốn trì hoãn một việc gì đó. Đây là thói quen khó bỏ và trở thành nỗi ám ảnh của rất nhiều sinh viên, học sinh.
Lười biếng có lẽ là căn bệnh dễ mắc phải, và cũng khó chữa nhất của sinh viên và học sinh. Ai cũng hiểu lười biếng là không tốt, nhưng không phải ai cũng vượt được qua nó. Đó mới là sự nguy hiểm!
4. Nghiện điện tử, internet, thích xem tivi…
Cuộc sống càng tiến bộ, con người lại càng có nhiều thứ hấp dẫn để lựa chọn. So với những trò chơi, phim ảnh, mạng xã hội,… thì việc học vất vả hơn nhiều. Nếu không thể kìm hãm và quản lí bản thân, sẽ rất nhiều bạn trở nên học hành sa sút.
5. Khó hiểu bài
Có rất nhiều lí do khiến bạn khó tiếp thu bài giảng của thầy cô. Những lúc như thế này, bạn chỉ muốn “về nhà”, đây cũng chính là một trong những nỗi ám ảnh của sinh viên và học sinh. Một nỗi ám ảnh mà khó lòng có “thuốc trị”.
6. Dễ xao nhãng
Đang ngồi trong lớp nhưng lại để ý một chuyện đâu đâu. Hiện tượng này quá phổ biến, chắc hẳn ai cũng đã từng có lần gặp phải.
7. Khả năng tập trung ngắn hạn
Bạn đang tập trung học bài, đang rất trôi chảy, nhưng tình trạng đó chẳng được lâu, bởi bạn đang bị phân tâm bởi nhiều sự việc khác.
8. Mất tập trung
Bạn đã rất cố gắng rồi nhưng thực sự không thể tập trung được. Nguyên nhân thì vô vàn, và lời khuyên giống như “bệnh” trí nhớ kém, bạn nên nghỉ ngơi.
9. Sợ thi cử
Chắc chắn phải có đến quá nửa sinh viên dù ở bất cứ nơi đâu, hay quốc gia nào cũng sợ thi cử hay ít nhất là chẳng thích thú với thi cử.
10. Hay phạm lỗi do bất cẩn
Sự bất cẩn đôi khi xảy ra những hậu quả không hề nhỏ. Giải pháp là bạn cần cẩn trọng hơn trong mọi việc.
11. Chịu áp lực từ gia đình
Học cho bản thân chứ đâu phải học cho gia đình. Ai cũng biết vậy, nhưng bạn thử bị đuổi học hay phạm lỗi gì ở trường, bạn có thể gây ra tội lớn. Đó là áp lực từ gia đình và còn nhiều những tình huống khác.
12. Có quá nhiều thứ để học và có quá ít thời gian
Có lý luận cho rằng “chỉ những người không biết sắp xếp thời gian mới bận rộn”. Điều này không sai, nhưng đôi khi nó không hợp lí. Rất nhiều khi chỉ trong một tuần và tất cả các môn học đều có bài tập dài và quan trọng thì tất nhiên bạn sẽ có lúc bị rối bù lên.
13. Không có động lực để học
Chán nản, chẳng còn tâm trí để bận tâm đến học hành. Đó là căn bệnh không hiếm gặp trong đời học sinh, sinh viên nếu như không muốn nói rằng, ai cũng mắc phải. Áp lực đôi khi cũng khiến bạn có động lực để học.
14. Dễ dàng bỏ cuộc
Có rất nhiều yếu tố khiến bạn không kiên trì với mục tiêu của mình. Nguyên nhân là vì bạn không thấy thích thú, vì không có được mục tiêu đủ hấp dẫn.
15. Không thích thú với nội dung bài giảng
Đây có lẽ là tình trạng phổ biến nhất của sinh viên, học sinh. Mỗi người lại có một sở thích với những môn học riêng và ngược lại cũng có "sở ghét". Khi học môn không thích thì chẳng còn tâm trạng nào nghe giảng.
16. Không ưa thầy (cô) đang giảng
Không thích thầy cô có nhiều nguyên nhân, như: từng bị cô phạt, từng bị điểm kém, hay đơn giản vì “ghét cái thái độ,… hay cũng có thể vì cách dạy của thầy cô không hợp với bản thân… Ai cũng biết, không ưa thầy cô là không tốt nhưng không phải ai cũng tránh được.
Đọc vị ra các vấn đề “khó nhằn” không chỉ của sinh viên, học sinh Việt nam mà còn là của cả thế giới để mỗi chúng ta có thể biết được và có những phương pháp riêng để khắc phục.
Học sinh nên làm gì trước và sau khi họp phụ huynh
Đời học sinh sợ nhất là mỗi lần nhà trường bảo họp phụ huynh, khi đó bố mẹ bạn sẽ có được mọi kết quả học tập, mọi hành động của bạn trong thời gian vừa qua. Vậy làm thế nào để mỗi lần họp phụ huynh xong bạn không phải lo lắng nữa.
Sau mỗi cuộc họp, phụ huynh sẽ vui lòng về kết quả mà con em họ đạt được hoặc phiền lòng vì kết quả đó còn chưa được tốt. Nhiều phụ huynh thường có cuộc nói chuyện để nhắc nhở con em mình sao cho có thể đạt được kết quả tốt hơn trong năm học sau. Vậy làm thế nào để sau cuộc họp phụ huynh, bạn và bố mẹ có thể có được những cuộc nói chuyện thoải mái và không bị quát mắng?
1. Thành thật với phụ huynh
Trước khi họp phụ huynh, bạn thường biết được trước kết quả học tập và những lỗi sai của mình mắc phải trong năm học. Vì thế tốt nhất là bạn nên nói trước cho bố mẹ biết về kết quả của mình, để khi đi họp, phụ huynh sẽ không bị sốc. Với những câu hỏi quan tâm của bố mẹ như "Con thi học kì kết quả có tốt không?" hay "Dạo này đi học có gây lỗi gì không?", bạn nên trả lời thành thật, tránh nói vòng vo, lảng tránh như "Cũng bình thường ạ!" hay "Điểm cao ạ". Bởi vì khi đi họp, phụ huynh sẽ sớm biết được câu trả lời.
Phụ huynh trước hết sẽ quan tâm đến những khuyết điểm của bạn. Cuộc nói chuyện về vấn đề học tập của bạn sẽ tràn ngập các câu hỏi “Tại sao”, điển hình như “Tại sao học cùng một lớp mà A lại đạt được kết quả tốt hơn con?” hay “Tại sao con lại bị hạnh kiểm khá?”. Những câu trả lời thành thật chính là điều mà phụ huynh của bạn mong đợi. Họ mong muốn bạn tìm ra lỗi sai của mình, tìm ra khuyết điểm của mình để khắc phục. Ai trong cuộc sống cũng đều mắc lỗi, nhưng việc họ sửa lỗi thế nào mới đóng vai trò quan trọng. Bạn hãy từ tốn giải thích và nêu lễn những ưu điểm, thành thích mà mình đã đạt được.
2. Dọn dẹp nhà cửa, góc học tập
Sau cuộc họp, phụ huynh của bạn về nhà, chưa cần biết là kết quả tốt hay xấu, nếu nhà cửa bề bộn, đồ đạc vứt lung tung, ngay lập tức sẽ gây bực bội cho bố mẹ. Bạn nên tranh thủ thời gian dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, sắp xếp lại đồ đạc cho ngăn nắp và hoàn thành những công việc trong nhà. Cuộc nói chuyện giữa bạn và phụ huynh diễn ra trong không gian trong lành sẽ tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu. Nếu kết quả học tập của bạn không được tốt, thì việc bạn chăm chỉ làm việc nhà sẽ khiến phụ huynh của bạn phần nào bớt đi sự bực tức.
3. Có kế hoạch học tập cho học kì mới
Sau khi học kì cũ kết thúc, bạn sẽ có một khoảng thời gian được nghỉ ngơi. Trong thời gian này, bạn nên lên kế hoạch cho học kì tiếp theo. Trước hết cần phải có kế hoạch ôn tập - học lại những kiến thức mà mình còn chưa chắc chắn. Học lại bài ghi trên lớp, làm lại các bài tập đã được giao và được sửa, hỏi han bạn bè chính là các cách hiệu quả để vá lại lỗ hổng kiến thức. Sau đó, bạn cần lên kế hoạch cho năm học mới: chuẩn bị đồ dùng học tập, bọc sách vở và dán nhãn, đọc trước sách giáo khoa,... Bạn cần tạo ra mục tiêu cho năm học để tạo động lực cho bản thân, nhưng đừng để mục tiêu đó tạo thành áp lực.
Các kế hoạch sẽ chứng tỏ rằng bạn đã sẵn sàng để cải thiện kết quả học tập và sẵn sàng cho học kì mới. Phụ huynh của bạn sẽ phần nào vơi đi những lo lắng về kết quả còn chưa được tốt của học kì cũ.
4. Những điều không nên làm
Điều đầu tiên, bạn không nên lờ đi cuộc họp phụ huynh, không nói cho bố mẹ mình biết về thời gian họp để bố mẹ mình không tham dự. Điều này sẽ gây bức xúc cho phụ huynh, vì họ đã tạo điều kiện cho con em mình đi học, chỉ mong đợi được gặt lại kết quả. Không được tham dự cuộc họp sẽ khiến phụ huynh không nắm được kết quả sau một học kì của con cái, sẽ khiến cho mọi chuyện trở nên tệ hơn rất nhiều.
Với những bạn có kết quả kém, bạn không nên lấy người khác ra để so bì hay lấy những lí do không chính đáng ra để biện minh cho kết quả của mình. Những lí do như “A nó đi học thêm nên nó học giỏi”, “Chẳng qua lúc đi thi con bị xếp ngồi bàn đầu” hay “Bởi vì chúng nó chép bài nhau” sẽ chỉ làm cho bạn trở thành một người “lí sự cùn”. Hãy nhận lỗi và tìm cách khắc phục nó.
Tạm kết
Sự chuẩn bị cho cuộc nói chuyện với bố mẹ sau khi họp phụ huynh là điều cần thiết. Bạn hãy giữ bình tĩnh và có thái độ quan tâm đến những gì phụ huynh nói. Đặc biệt với những bạn học sinh cuối cấp, hãy bắt tay vào để ôn thi và chú ý lắng nghe những lời mà phụ huynh của bạn nhắc nhở nhé!
Tìm hiểu các phương pháp học tiếng Anh hiệu quả
Tiếng Anh là một môn học khiến rất nhiều bạn lo lắng và sợ hãi mỗi khi đến lớp hoặc đến kì thi, vậy làm thế nào để có thể học tốt môn học quan trọng này. Dưới đây là một số phương pháp nhỏ rất hiệu quả cho quá trình học tiếng Anh của bạn.
Khỏi phải bàn cãi về tầm quan trọng của tiếng Anh, nó là ngôn ngữ thông dụng, được sử dụng trong hầu hết các hoạt động giao tiếp quốc tế, là công cụ sử dụng trong làm việc, học tập cũng như giải trí… Có tiếng Anh không những chúng ta có công cụ để phục vụ trong công việc mà còn có thêm sự hiểu biết về văn hóa các nước cũng như sự tự tin trong mọi hoạt động.
Có rất nhiều người gặp khó khăn trong quá trình học tiếng Anh, trong đó không ít bạn là học sinh sinh viên. Nhưng cũng có rất nhiều người đã và đang học rất tốt tiếng Anh, vậy tại sao họ làm được?
1. Học tiếng Anh mỗi ngày
Học tiếng Anh hàng ngày rất quan trọng. Tuy nhiên, không được quá cường điệu hóa, học trong thời gian 30 phút một ngày thay vì học 2 tiếng trong một tuần. Học ít nhưng tập trung còn hiệu quả hơn học trong một thời gian dài nhưng không theo một quy tắc cơ bản nào. Thực hiện thói quen như vậy trong khi học tiếng Anh sẽ giữ cho trí nhớ của bạn về những thứ đã học được lâu và vững chắc.
2. Sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để học tiếng Anh
Không nên áp dụng duy nhất một phương pháp để học tiếng Anh. Sử dụng đa dạng các phương pháp sẽ giúp cho tất cả các phần của não bộ hoạt động và sẽ giúp bạn học hiệu quả. Ví dụ bạn đang trong phần học từ vựng, bạn có thể miêu tả một bức tranh, tạo sơ đồ từ, thiết lập các danh sách từ và học nó, viết một đoạn văn ngắn… tất cả các phương pháp này sẽ củng cố cho bạn trong quá trình học.
3. Học tiếng Anh với một nhóm bạn
Đây là một yếu tố quan trọng. Bạn sẽ có cơ hội được thực hành thực tế, cùng nhau thực hành một đoạn hội thoại. Tất nhiên cũng như các môn học khác, sửa và đóng góp cho nhau sẽ giúp bạn học tiếng Anh rất hiệu quả.
4. Chọn một chủ đề mà bạn thích
Một trong những thứ quan trọng nhất cần làm trong khi học tiếng Anh là chọn một chủ đề mà bạn thích. Điều này sẽ thúc đẩy bạn bởi vì bạn sẽ tìm được điều thú vị trong khi học tiếng Anh. Tùy theo khả năng, không nên học nhiều những chủ đề khó dễ dẫn đến chán nản.
5. Tự tin
Đây cũng là yếu tố quan trọng để học tốt tiếng Anh. Thông thường thì do bản thân mỗi người tự có. Tuy nhiên, mạnh dạn và không sợ sai khi thực hành giao tiếp, bạn sẽ tích lũy được rất nhiều sự tự tin; nó sẽ giúp bạn trong quá trình chinh phục mục tiêu này.
Học tiếng Anh cũng như các môn học khác, đòi hỏi bạn cần phải quyết tâm theo đuổi, thực hiện và cũng cần có một chút đam mê. Không nên quá nóng vội mà đốt cháy giai đoạn, học tiếng Anh là cả quá trình xây dựng vốn từ vựng, ngữ pháp và tích lũy các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết. Tích cực, chăm chỉ, cần mẫn và một ngày nào đó bạn sẽ nhận ra sự khác biệt.
Những lưu ý khi quyết định làm thêm của sinh viên
Là sinh viên hầu như ai cũng đã trải qua thời gian đi làm thêm để kiếm thêm thu nhập trang trải cuộc sống đắt đỏ ở thành phố hay để trang bị kiến thức trước khi ra trường... Nhưng các bạn sinh viên nên ghi nhớ một số điều sau để công việc làm thêm không ảnh hưởng xấu tới việc học mà vẫn hiệu quả.
Làm thêm vì tích lũy kinh nghiệm chứ không phải để mưu sinh
Có rất nhiều bạn vì tình hình kinh tế gia đình khó khăn nên rất cần đi làm thêm để kiếm thêm tiền trả học phí, nhà thuê, ăn uống,... và đủ thứ "tiền tiền và tiền" khác. Nhưng tất cả những điều đó cuối cùng cũng là để việc học của bạn được đảm bảo và hoàn thành một cách trọn vẹn, tốt đẹp hơn. Nên chẳng có lý gì bạn lại bỏ lỡ mất việc học chỉ vì quá tham vài triệu đồng một tháng, hay lỡ thích công việc làm thêm này quá rồi. Hãy luôn nhớ rằng bạn đi làm vì muốn học hỏi thêm kiến thức và tiếp thu kinh nghiệm chứ không phải mưu sinh.
Xác định được mục tiêu đúng, bạn sẽ có được sự tập trung và lĩnh hội hoàn toàn khác. Bạn sẽ chủ động tìm kiếm các giá trị tốt cho bản thân, những giá trị lớn hơn giá trị của tiền. Ví dụ như các mối quan hệ, khả năng giao tiếp, hay cả niềm vui nữa…
Trái lại, một mục tiêu sai lệch sẽ khiến bạn lãng phí thời gian và kết quả lại không như ý muốn.
Chọn việc làm thêm gần với ngành nghề
Nếu có thể, hãy chọn việc làm thêm gần với ngành học của mình hoặc nghề nghiệp tương lai mà bạn theo đuổi. Việc này giúp bạn bổ sung kiến thức cho ngành nghề mình lựa chọn, giúp bạn hiểu hơn về nghề nghiệp tương lai của bản thân.
Một công việc làm thêm gần với ngành nghề sẽ là một điểm cộng trong bảng lịch sử kinh nghiệm làm việc của bạn. Sẽ là một điều tuyệt vời khi bạn vừa ra trường thì sơ yếu lý lịch đã có ngay một dòng thể hiện kinh nghiệm cho vị trí ứng tuyển.
Không dễ nhưng cũng không quá khó khăn để bạn tìm một việc làm thêm như vậy, chỉ cần bạn nhiệt tình và kiên nhẫn. Ví dụ như sinh viên ngành Ngữ văn – Báo chí thì có thể cộng tác với các tòa soạn báo; sinh viên trường Marketing, Kinh tế có thể trải nghiệm ở các vị trí PG, bán hàng thời vụ, cộng tác viên cho các sự kiện truyền thông; sinh viên ngành Xây dựng có thể thực tập không lương tại các công trường…
Học hỏi kinh nghiệm từ các bậc “tiền bối”
Không ai có thể thành tài và nên người mà không có sự dẫn dắt. Có thể bạn chăm chỉ, thông minh và khéo léo nhưng bạn cần được hướng dẫn thì những tố chất kia mới có thể hỗ trợ đắc lực và biến những điều bạn từng làm thành kinh nghiệm thực tế. Nên hỏi, xin ý kiến và lời tư vấn của người đi trước để có những chỉ dẫn thiết thực, lời khuyên bổ ích giá trị.
Bạn có thể để ý và thấy ngay những tờ rơi tuyển việc làm do những công ty đa cấp hay lừa đảo thường có dòng chữ “ưu tiên sinh viên năm nhất, năm hai”. Và thực tế thì không ít sinh viên đã “sập bẫy” khi không chịu tham khảo ý kiến của các anh chị hay bạn bè đi trước.
Cân đối thời gian và sức khỏe
Điều cuối cùng nhưng cực kỳ quan trọng đó là phải biết cân đối thời gian và sức lực, sắp xếp thời khóa biểu giữa việc học và đi làm sao cho thật hợp lý.
Các bạn trẻ rất dễ rơi vào trường hợp vì quá mê công việc mà thiếu tập trung cho việc học, dẫn đến phải thi lại, kết quả học tập sa sút và tệ hơn nữa là nghỉ học. Một hiện tượng rất phổ biến là rất nhiều bạn sinh viên ngủ gục khi lên lớp vì khi đi làm thêm không biết cân đối thời gian và sức khỏe nên không thể giữ được sự tỉnh táo.
Không bao giờ được quên rằng nhiệm vụ chính của bạn là học. Điều này rất rõ ràng, tất cả các bạn đều biết, nhưng thực tế không ít sinh viên đi làm thêm đã bắt đầu lạc mất con đường mình theo đuổi lúc nào không hay. Vì vậy, dù hoàn cảnh như thế nào, hãy luôn là chính mình và cân bằng cuộc sống.
Làm thêm vì tích lũy kinh nghiệm chứ không phải để mưu sinh
Có rất nhiều bạn vì tình hình kinh tế gia đình khó khăn nên rất cần đi làm thêm để kiếm thêm tiền trả học phí, nhà thuê, ăn uống,... và đủ thứ "tiền tiền và tiền" khác. Nhưng tất cả những điều đó cuối cùng cũng là để việc học của bạn được đảm bảo và hoàn thành một cách trọn vẹn, tốt đẹp hơn. Nên chẳng có lý gì bạn lại bỏ lỡ mất việc học chỉ vì quá tham vài triệu đồng một tháng, hay lỡ thích công việc làm thêm này quá rồi. Hãy luôn nhớ rằng bạn đi làm vì muốn học hỏi thêm kiến thức và tiếp thu kinh nghiệm chứ không phải mưu sinh.
Xác định được mục tiêu đúng, bạn sẽ có được sự tập trung và lĩnh hội hoàn toàn khác. Bạn sẽ chủ động tìm kiếm các giá trị tốt cho bản thân, những giá trị lớn hơn giá trị của tiền. Ví dụ như các mối quan hệ, khả năng giao tiếp, hay cả niềm vui nữa…
Trái lại, một mục tiêu sai lệch sẽ khiến bạn lãng phí thời gian và kết quả lại không như ý muốn.
Chọn việc làm thêm gần với ngành nghề
Nếu có thể, hãy chọn việc làm thêm gần với ngành học của mình hoặc nghề nghiệp tương lai mà bạn theo đuổi. Việc này giúp bạn bổ sung kiến thức cho ngành nghề mình lựa chọn, giúp bạn hiểu hơn về nghề nghiệp tương lai của bản thân.
Một công việc làm thêm gần với ngành nghề sẽ là một điểm cộng trong bảng lịch sử kinh nghiệm làm việc của bạn. Sẽ là một điều tuyệt vời khi bạn vừa ra trường thì sơ yếu lý lịch đã có ngay một dòng thể hiện kinh nghiệm cho vị trí ứng tuyển.
Không dễ nhưng cũng không quá khó khăn để bạn tìm một việc làm thêm như vậy, chỉ cần bạn nhiệt tình và kiên nhẫn. Ví dụ như sinh viên ngành Ngữ văn – Báo chí thì có thể cộng tác với các tòa soạn báo; sinh viên trường Marketing, Kinh tế có thể trải nghiệm ở các vị trí PG, bán hàng thời vụ, cộng tác viên cho các sự kiện truyền thông; sinh viên ngành Xây dựng có thể thực tập không lương tại các công trường…
Học hỏi kinh nghiệm từ các bậc “tiền bối”
Không ai có thể thành tài và nên người mà không có sự dẫn dắt. Có thể bạn chăm chỉ, thông minh và khéo léo nhưng bạn cần được hướng dẫn thì những tố chất kia mới có thể hỗ trợ đắc lực và biến những điều bạn từng làm thành kinh nghiệm thực tế. Nên hỏi, xin ý kiến và lời tư vấn của người đi trước để có những chỉ dẫn thiết thực, lời khuyên bổ ích giá trị.
Bạn có thể để ý và thấy ngay những tờ rơi tuyển việc làm do những công ty đa cấp hay lừa đảo thường có dòng chữ “ưu tiên sinh viên năm nhất, năm hai”. Và thực tế thì không ít sinh viên đã “sập bẫy” khi không chịu tham khảo ý kiến của các anh chị hay bạn bè đi trước.
Cân đối thời gian và sức khỏe
Điều cuối cùng nhưng cực kỳ quan trọng đó là phải biết cân đối thời gian và sức lực, sắp xếp thời khóa biểu giữa việc học và đi làm sao cho thật hợp lý.
Các bạn trẻ rất dễ rơi vào trường hợp vì quá mê công việc mà thiếu tập trung cho việc học, dẫn đến phải thi lại, kết quả học tập sa sút và tệ hơn nữa là nghỉ học. Một hiện tượng rất phổ biến là rất nhiều bạn sinh viên ngủ gục khi lên lớp vì khi đi làm thêm không biết cân đối thời gian và sức khỏe nên không thể giữ được sự tỉnh táo.
Không bao giờ được quên rằng nhiệm vụ chính của bạn là học. Điều này rất rõ ràng, tất cả các bạn đều biết, nhưng thực tế không ít sinh viên đi làm thêm đã bắt đầu lạc mất con đường mình theo đuổi lúc nào không hay. Vì vậy, dù hoàn cảnh như thế nào, hãy luôn là chính mình và cân bằng cuộc sống.
Bí quyết học tiếng Anh hiệu quả
Môn tiếng anh là môn học khó nhằn nhất trong cuộc đời của mỗi học sinh, tuy nhiên không vì thế mà bạn chụt hướng, nản chí khi nghĩ rằng mình không thể nào học giỏi được môn học này. Dưới đây, chúng tôi gợi ý cho bạn những bí quyết học tiếng Anh nhanh và hiệu quả.
Nhồi nhét phần ngữ pháp không hẳn là cách tốt nhất để học tiếng Anh. Nhiều người học tiếng Anh với mục đích để giao tiếp cho rằng học ngữ pháp là điều không cần thiết. Tuy nhiên để hiểu và vận dụng một ngôn ngữ, bạn cần nắm được kiến thức nền tảng. Ngữ pháp tiếng Anh là những quy luật giúp bạn vận dụng ngôn ngữ một cách linh hoạt. Dưới đây là những gợi ý giúp bạn học ngữ pháp tiếng Anh hiệu quả.
Kiến thức tổng quan
Bạn cần có cái nhìn tổng quan về ngữ pháp tiếng Anh trước khi học từng phần chi tiết. Điều này giúp bạn xác định được những mảng kiến thức cần thiết và lên kế hoạch chi tiết cho việc học.
Lập kế hoạch cụ thể và xác định mục tiêu theo thời gian
Bạn có thể thấy rất nhiều cuốn sách ngữ pháp tiếng Anh được bày bán trên thị trường. Tuy nhiên, ngữ pháp tiếng Anh rất rộng, không thể gói gọn trong một cuốn sách và bạn cũng không thể học hết mọi vấn đề. Vì vậy bạn hãy lập kế hoạch cụ thể và mục tiêu theo thời gian.
Ví dụ mục đích của bạn là học xong ngữ pháp căn bản trong một tháng, thì bạn hãy lên kế hoạch cụ thể trong một tháng học tập đó. Vạch ra những chủ điểm tiếng Anh cần phải học và phân chia cụ thể theo từng tuần, từng ngày. Mục tiêu ngày thứ nhất là nắm chắc về thì hiện tại đơn, ngày thứ hai học về danh từ,… Bạn nhớ là mục tiêu càng cụ thể thì việc học của bạn càng hiệu quả.
Tại một thời điểm hãy tập trung vào một chủ đề
Tại một thời điểm bạn nên tập trung vào một chủ đề và vận dụng thật tốt. Ví dụ ngày thứ nhất bạn học về thì hiện tại đơn thì chỉ nên tập trung vào chủ đề này. Bạn hãy gạch ra những câu được viết ở thì hiện tại đơn có trong bài đọc, nói tiếng Anh ở thì hiện tại,… Bạn hãy tìm những bài tập ngữ pháp và thực hành thật nhiều về chủ đề đang học. Ở thời điểm khác bạn hãy tập trung vào chủ đề khác. Điều này sẽ giúp bạn hiểu rõ và nhớ kiến thức nhiều hơn. Điều quan trọng là thực hành ngay những gì bạn học và thực hành thường xuyên.
Đọc nhiều
Cách học ngữ pháp nhanh nhất đó là đọc nhiều. Câu là đơn vị cơ bản để hình thành một đoạn văn, sau đó là bài văn. Cách thức viết một câu, liên kết các câu đó chính là ngữ pháp. Đọc nhiều giúp bạn nâng cao vốn từ vựng và học được nhiều cấu trúc mới. Bạn hãy gạch chân những câu văn có cấu trúc lạ, những câu văn hay có trong bài đọc và học thuộc chúng. Thực hành đọc một cách thường xuyên, bạn sẽ có vốn từ phong phú, viết văn chuẩn xác và hay hơn.
Dịch sang tiếng Anh
Trước hết hãy bắt đầu với đơn vị cơ bản là câu. Bạn hãy dịch câu từ tiếng Việt sang tiếng Anh. Tiếp đến bạn dịch một đoạn văn và cuối cùng là một bài văn. Đừng lo về kiến thức ngữ pháp. Bạn hãy nhớ là đang học và bạn có quyền làm sai, hãy dịch thường xuyên và nhờ một người bạn thông thạo tiếng Anh kiểm tra giúp. Thông qua quá trình dịch, kiến thức ngữ pháp của bạn sẽ tăng lên đáng kể.
Viết tiếng Anh
Bạn hãy sử dụng những cấu trúc ngữ pháp đã học để viết một bài văn. Bạn có thể viết lại nhiều lần cho đến khi ưng ý và nhờ người khác góp ý. Quá trình này giúp bạn học thêm nhiều cấu trúc mới đồng thời tránh được nhiều lỗi sai thường gặp khi sử dụng ngữ pháp.
Tự tin nói tiếng anh
"Học đi đôi với hành”. Hãy vận dụng những kiến thức ngữ pháp tiếng anh để tự tin hơn trong giao tiếp. Bạn có thể nói sai nhưng đừng ngại, lần sau chắc chắn bạn sẽ nói đúng.
Đừng quên những trường hợp ngoại lệ
Khi gặp những trường hợp không đúng với kiến thức ngữ pháp mà bạn học thì hãy ghi chép lại và đối chiếu với những quy luật để có thể nhớ được chúng. Bất cứ vấn đề gì cũng có ngoại lệ và ngữ pháp tiếng anh cũng vậy. Bạn đừng quá cứng nhắc khi vận dụng ngữ pháp vào thực tiễn hãy linh hoạt và tiếp thu kiến thức một cách tự nhiên.
Trên đây là những chỉ dẫn giúp bạn học ngữ pháp giúp bạn học ngữ pháp tiếng anh một cách hiệu quả. Xác định mục tiêu rõ ràng, lập kế hoạch cụ thể và vận dụng các phương pháp linh hoạt nhất định bạn sẽ có nền tảng ngữ pháp vững vàng.