Home » kinh doanh
Tết về - Nên kinh doanh gì để thu lãi cao?
Tết là thời điểm dễ dàng để kinh doanh có lãi. Nhưng nên kinh doanh gì trong dịp Tết để vốn ít lại lãi cao bây giờ? Dưới đây là những mặt hàng dễ kinh doanh có lãi nhất trong dịp Tết Nguyên Đán.
Chỉ còn hơn 1 tháng nữa là đến Tết Nguyên Đán 2015, nhiều nhà đã nô nức sắm Tết để chuẩn bị đón một cái Tết đầm ấp, sum vậy. Nhu cầu mua sắm Tết càng lớn cũng là cơ hội để nhiều bạn trẻ kinh doanh kiếm tiền tiêu Tết. Nhưng nên kinh doanh gì trong dịp Tết? Đây là câu hỏi của nhiều người, bởi chỉ bán trong thời gian ngắn, làm cách nào để vốn đầu tư ít lại thu lãi cao. Dưới đây là những mặt hành các bạn có thể tham khảo để kinh doanh dịp Tết có lãi.
1. Bán Hoa, cây cảnh chơi Tết
2. Bán bánh chưng , giò chả
Một mặt hàng kinh doanh dịp Tết thu lãi khá cao đó là bánh chưng, giò chả. Ngày nay nhiều gia đình chọn cách mua sẵn bánh chưng, giò chả thay vì ngồi gói như cách truyền thống, nên nếu bạn có người nhà có thể làm các loại bánh truyền thống này thì có thể order để bán trực tiếp. Kinh doanh bánh chưng, giò chả trong dịp Tết không quá vất vả, lại có lãi cao.
3. Bán muối, mía
Đây chính là cơ hội kiếm tiền nhanh cho những bạn trẻ ra đường vào đêm giao thừa. Kinh doanh mía, muối dịp Tết rất đơn giản, vốn bỏ ra ít, lãi thu về cao. Bạn chỉ cần một chút muối hạt, cho vào lì xì và kèm một chiếc bật lửa, bạn có thể bán cho rất nhiều người với số tiền thu về không nhỏ chút nào. Những người bán mía dịp Tết cũng thường bán như vậy vào đêm giao thừa.
Chỉ còn hơn 1 tháng nữa là đến Tết Nguyên Đán 2015, nhiều nhà đã nô nức sắm Tết để chuẩn bị đón một cái Tết đầm ấp, sum vậy. Nhu cầu mua sắm Tết càng lớn cũng là cơ hội để nhiều bạn trẻ kinh doanh kiếm tiền tiêu Tết. Nhưng nên kinh doanh gì trong dịp Tết? Đây là câu hỏi của nhiều người, bởi chỉ bán trong thời gian ngắn, làm cách nào để vốn đầu tư ít lại thu lãi cao. Dưới đây là những mặt hành các bạn có thể tham khảo để kinh doanh dịp Tết có lãi.
1. Bán Hoa, cây cảnh chơi Tết
Hoa tươi, hoa đào, cây cảnh là vật trang trí không thể thiếu trong dịp Tết. Do đó kinh doanh hoa, cây cảnh trong dịp Tết là mặt hàng dễ bán mà lại thu lãi khá cao vì nhu cầu chọn mua hoa rất lớn. Các mặt hàng hoa nên kinh doanh lúc giáp Tết đó là hoa đào, hoa mai, quất cảnh. Nếu có thể cộng tác trực tiếp với các vườn đào thì việc bán hoa dịp Tết sẽ khá dễ dàng và thu lãi cao hơn so với việc nhập hoa lẻ. Bên cạnh việc bán hoa đào, quất cảnh ngày Tết, thì bạn có thể kinh doanh thêm hoa tươi. Những loại hoa tươi thông dụng như hồng, ly, cúc, rơn, tầm xuân, đồng tiền… cũng là mặt hàng thu lãi cao khi bán dịp Tết. Muốn kinh doanh hoa tươi, bạn phải đi lấy hoa từ các chợ hoa như Quảng Bá, Mê Linh, Hồ Thị Kỷ… như vậy vốn bỏ ra sẽ ít hơn mà lãi lại cao hơn. Kinh nghiệm bán hoa dịp Tết đó là bạn phải có nguồn hàng chắc chắn , biết cách bảo quản và chăm sóc hoa tránh sự thay đổi của thời tiết.
2. Bán bánh chưng , giò chả
Một mặt hàng kinh doanh dịp Tết thu lãi khá cao đó là bánh chưng, giò chả. Ngày nay nhiều gia đình chọn cách mua sẵn bánh chưng, giò chả thay vì ngồi gói như cách truyền thống, nên nếu bạn có người nhà có thể làm các loại bánh truyền thống này thì có thể order để bán trực tiếp. Kinh doanh bánh chưng, giò chả trong dịp Tết không quá vất vả, lại có lãi cao.
3. Bán muối, mía
4. Bán rượu
Rượu là thứ đồ uống quen thuộc mà gia đình nào cũng có trong dịp Tết. Chính vì vật buôn bán rượu trong dịp giáp Tết là ý tưởng kinh doanh khá hay ho để các bạn trẻ thử sức. Những mặt hàng rượu được bán nhiều trong dịp Tết thường là rượu vang, rượu cần hay rượu quê dân dã.
5. Bán hoa quả thắp hương
Hoa quả, trái cây trong những ngày cận Tết cũng là những thứ được tiêu thụ mạnh. Gia đình nào cũng muốn chọn hoa quả thật ngon để mâm ngũ quả ngày Tết thêm đầy đủ. Vì vậy nếu muốn hái ra tiền dịp Tết hãy kinh doanh loại mặt hàng này, buôn bán hoa quả thắp hương như chuối, bưởi, quýt và các loại hoa quả khác không tốn nhiều công sức mà lãi thu về khá cao.
6. Đồ trang trí dịp
Tết Đèn lồng, đồ trang trí dịp Tết, phong bao lì xì là những mặt hàng được tiêu thụ rất mạnh trong dịp Tết Nguyên Đán, bởi chúng tượng trưng cho sự may mắn, đủ đầy. Kinh doanh những mặt hàng này trong dịp Tết cũng là cách để bạn thử sức kinh doanh với số vốn ít ỏi của mình. Khi bán các mặt hàng này trong dịp Tết bạn nên tìm kiếm và bắt đầu bán trước khoảng 1 tháng, không nên để đến gần giáp Tết như vậy lãi thu về sẽ cao hơn rất nhiều.
Vào dịp Tết, do nhu cầu mua sắm tăng mạnh nên bạn hãy cứ mạnh dạn kinh doanh những mặt hàng này. Thử kinh doanh nghiệp dư dịp Tết cũng là cơ hội để bạn thử sức mình và kiếm tiền tiêu Tết. Tuy nhiên, việc lựa chọn mặt hàng kinh doanh Tết cần phù hợp với khả năng kinh tế và nguồn hàng mình định nhập nhé!
Khám phá "Chợ phao thi" của sinh viên
Nói đến sinh viên thì không thể không nhắc đến phao thi, cứ mỗi mùa thi đến thì tình trạng phao thi tràn lan khắp các hàng quán xung quanh các trường học. Sinh viên đến ngày thi rủ nhau ra cổng trường mua quyển phao thi tí hon rồi đút vào túi quần túi áo thế là vào thi.
Tại đây, "phao" thi không phải mua bán lén lút mà được trưng bày công khai, tràn ra cả mặt phố để khách hàng dễ dàng lựa chọn.
Vào mùa thi cử, nhiều hàng quán photocopy, in ấn lại bội thu khi kinh doanh "phao" thi. Không chỉ nổi lên trong các kì thi tốt nghiệp THPT mà ngay cả kì thi giữa kì hay cuối kì của các trường đại học, cao đẳng thì hoạt động này cũng diễn ra một cách rất nhộn nhịp. Thông thường, những tập tài liệu với kích cỡ "tí hon" được các chủ quán và nhân viên lén lút sao chép, in ấn rồi bán ra theo nhu cầu của khách hàng (đa phần là học sinh, sinh viên).
Tuy nhiên, đoạn đường ngay trước cổng Học viện Tài Chính (Đông Ngạc, Từ Liêm, Hà Nội) lại mọc lên những quán photocopy có hình thức hoạt động khá "độc". Tại đây, "phao" thi đã được in sẵn với số lượng lớn, được bày bán công khai như một món hàng hóa ngoài chợ. Chỉ cần sinh viên có nhu cầu với bất kì một môn học nào đó thì các hàng quán đều sẵn sàng đáp ứng tức thì mà không mất thời gian chờ đợi.
Đoạn đường trước cổng chính Học viện (HV) Tài chính mọc lên rất nhiều quán photo, in ấn bày bán công khai "phao" thi
Tại đây, "phao" thi, tài liệu không cần cất giấu mà trưng bày công khai ngoài sạp gỗ sau khi đã được phân loại
Cận cảnh những tập tài liệu "tí hon" với số lượng lớn tại khu vực HV Tài chính
Vào thời kì cao điểm, các quán trước cổng HV Tài chính hoạt động hết công suất từ sáng cho đến tối muộn. Một số quán như M. Thành, H. Dương, M. Tân, V. Quyết... luôn thu hút đông đảo giới sinh viên vì tại đây bày bán đầy đủ các loại "phao" thi cho các môn học, kích cỡ to nhỏ đều có. Các quán đều hoạt động kinh doanh phao thi một cách khá chuyên nghiệp. Nhân viên được chia theo công việc, người chuyên đánh máy, sao chép; người thì chuyên làm nhiệm vụ giới thiệu và trực tiếp phục vụ khách hàng.
Tờ "phao" rớt lại trên bàn bày bán các tập giáo trình môn học
Theo quan sát của chúng tôi, hầu hết các quán đều trưng bày những sạp lớn ngoài sân với vô vàn những cuốn giáo trình, đề cương hay bài giải. Trong vai sinh viên đi tìm mua "phao" thi, chúng tôi tiến đến một cửa hàng photocopy trước cổng HV Tài chính. Theo như lời giới thiệu của một nhân viên thì tại đây bày bán đầy đủ tất cả các loại giáo trình cho các môn học, mà giá cả chỉ bằng 1/3 giá bìa gốc. Với các loại tài liệu thì hình dáng, kích cỡ cũng vô cùng phong phú.
Tiến sâu vào trong nhà, lượng tài liệu "thu nhỏ" tràn ngập các giá đỡ, đựng đầy trong các khay nhựa để sẵn sàng phục vụ mọi nhu cầu của sinh viên, khiến nhiều người choáng ngợp. Khi chúng tôi yêu cầu đề cương thu nhỏ cho một môn học, chỉ chưa đầy 3 phút sau, nhân viên đã đưa ra tới 3 tập tài liệu khác nhau để khách hàng lựa chọn. Không chỉ mua bán một cách dễ dàng mà giá cả của các loại "phao" này cũng rất rẻ. Trung bình, một loại cỡ nhỏ nhất, có thể để gọn trong lòng bàn tay, giá chỉ từ 3.000 - 4.000 đồng. Loại to hơn, kiểu cầm tay dài cả chục trang giấy có giá nhỉnh hơn một chút, từ 4.000 - 5.000 đồng mỗi tập.
Tài liệu thu nhỏ ngập tràn trên các giỡ đỡ, thùng bìa carton
Ba tập đề cương "tí hon" được nhân viên giới thiệu cho một môn học với giá chỉ vài nghìn đồng
Không chỉ mua "phao" có sẵn tại đó, khách hàng còn có thể đặt mua lời giải đáp án cho các đề cương nếu để lại câu hỏi cho chủ quán. Hoặc với những môn chưa có tại quầy, khách cũng có thể đặt trước với số lượng tùy ý rồi hẹn thời điểm nhận "hàng" vào hôm sau. Tất nhiên, khách phải trả trước một ít tiền gọi là "đặt cọc".
Một sinh viên ở đây cho biết: "Mấy môn mình mua "phao" hầu hết là các môn đại cương như Kinh tế chính trị, Triết học... vì các môn này thường khô khan và khuôn mẫu. Có đợt, mình còn mua cả 5 bộ cho mấy đứa cùng bàn. Mua về cho yên tâm là chính chứ sử dụng hay không thì còn phải tùy hoàn cảnh nữa...".
Thiết nghĩ, nếu các bạn học sinh sinh viên - ai cũng kiên quyết nói "không" với "phao" thì vấn nạn này sớm muộn cũng sẽ không còn, trả lại một "môi trường học đường trong lành" theo đúng nghĩa của nó.
Vào mùa thi cử, nhiều hàng quán photocopy, in ấn lại bội thu khi kinh doanh "phao" thi. Không chỉ nổi lên trong các kì thi tốt nghiệp THPT mà ngay cả kì thi giữa kì hay cuối kì của các trường đại học, cao đẳng thì hoạt động này cũng diễn ra một cách rất nhộn nhịp. Thông thường, những tập tài liệu với kích cỡ "tí hon" được các chủ quán và nhân viên lén lút sao chép, in ấn rồi bán ra theo nhu cầu của khách hàng (đa phần là học sinh, sinh viên).
Tuy nhiên, đoạn đường ngay trước cổng Học viện Tài Chính (Đông Ngạc, Từ Liêm, Hà Nội) lại mọc lên những quán photocopy có hình thức hoạt động khá "độc". Tại đây, "phao" thi đã được in sẵn với số lượng lớn, được bày bán công khai như một món hàng hóa ngoài chợ. Chỉ cần sinh viên có nhu cầu với bất kì một môn học nào đó thì các hàng quán đều sẵn sàng đáp ứng tức thì mà không mất thời gian chờ đợi.
Đoạn đường trước cổng chính Học viện (HV) Tài chính mọc lên rất nhiều quán photo, in ấn bày bán công khai "phao" thi
Vào thời kì cao điểm, các quán trước cổng HV Tài chính hoạt động hết công suất từ sáng cho đến tối muộn. Một số quán như M. Thành, H. Dương, M. Tân, V. Quyết... luôn thu hút đông đảo giới sinh viên vì tại đây bày bán đầy đủ các loại "phao" thi cho các môn học, kích cỡ to nhỏ đều có. Các quán đều hoạt động kinh doanh phao thi một cách khá chuyên nghiệp. Nhân viên được chia theo công việc, người chuyên đánh máy, sao chép; người thì chuyên làm nhiệm vụ giới thiệu và trực tiếp phục vụ khách hàng.
Theo quan sát của chúng tôi, hầu hết các quán đều trưng bày những sạp lớn ngoài sân với vô vàn những cuốn giáo trình, đề cương hay bài giải. Trong vai sinh viên đi tìm mua "phao" thi, chúng tôi tiến đến một cửa hàng photocopy trước cổng HV Tài chính. Theo như lời giới thiệu của một nhân viên thì tại đây bày bán đầy đủ tất cả các loại giáo trình cho các môn học, mà giá cả chỉ bằng 1/3 giá bìa gốc. Với các loại tài liệu thì hình dáng, kích cỡ cũng vô cùng phong phú.
Tiến sâu vào trong nhà, lượng tài liệu "thu nhỏ" tràn ngập các giá đỡ, đựng đầy trong các khay nhựa để sẵn sàng phục vụ mọi nhu cầu của sinh viên, khiến nhiều người choáng ngợp. Khi chúng tôi yêu cầu đề cương thu nhỏ cho một môn học, chỉ chưa đầy 3 phút sau, nhân viên đã đưa ra tới 3 tập tài liệu khác nhau để khách hàng lựa chọn. Không chỉ mua bán một cách dễ dàng mà giá cả của các loại "phao" này cũng rất rẻ. Trung bình, một loại cỡ nhỏ nhất, có thể để gọn trong lòng bàn tay, giá chỉ từ 3.000 - 4.000 đồng. Loại to hơn, kiểu cầm tay dài cả chục trang giấy có giá nhỉnh hơn một chút, từ 4.000 - 5.000 đồng mỗi tập.
Không chỉ mua "phao" có sẵn tại đó, khách hàng còn có thể đặt mua lời giải đáp án cho các đề cương nếu để lại câu hỏi cho chủ quán. Hoặc với những môn chưa có tại quầy, khách cũng có thể đặt trước với số lượng tùy ý rồi hẹn thời điểm nhận "hàng" vào hôm sau. Tất nhiên, khách phải trả trước một ít tiền gọi là "đặt cọc".
Một sinh viên ở đây cho biết: "Mấy môn mình mua "phao" hầu hết là các môn đại cương như Kinh tế chính trị, Triết học... vì các môn này thường khô khan và khuôn mẫu. Có đợt, mình còn mua cả 5 bộ cho mấy đứa cùng bàn. Mua về cho yên tâm là chính chứ sử dụng hay không thì còn phải tùy hoàn cảnh nữa...".
Thiết nghĩ, nếu các bạn học sinh sinh viên - ai cũng kiên quyết nói "không" với "phao" thì vấn nạn này sớm muộn cũng sẽ không còn, trả lại một "môi trường học đường trong lành" theo đúng nghĩa của nó.
Hà Nội chìm trong giá rét, dịch vụ ngô nướng phát triển rầm rộ trên cầu Long Biên
Cầu Long Biên (Hà Nội) vốn dĩ là nơi thu hút nhiều bạn trẻ đến đây tâm sự vậy nên các hộ kinh doanh cũng nhanh chóng nắm bắt tình hình và cho ra đời nhiều dịch vụ kinh doanh phục vụ nhu cầu cho các bạn trẻ. Hà Nội đã bước vào đông với những đợt rét căm căm, dịch vụ ngô nướng phát triển rầm rộ và các hộ kinh doanh bất sự ngăn cấm của cơ quan chức năng đang dần biến Cầu Long Biên thành "cầu ngô nướng".
Nhiều năm nay, tình trạng buôn bán, lấn chiếm lòng cầu Long Biên (Hà Nội) làm địa điểm kinh doanh diễn ra ngang nhiên và ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn. Đặc biệt, vào các buổi tối mùa đông, hàng quán mọc lên chi chít để bán ngô nướng, kéo theo tình trạng xe cộ dừng đỗ tràn lan giữa lòng cầu để mua hàng, ăn uống, gây cản trở giao thông.
Mặt cầu bị chiếm dụng để bán ngô nướng
Tình trạng chiếm lòng cầu đế bán ngô nướng diễn ra đã lâu
Xe máy ngang nhiên để giữa lòng cầu, gây cản trở giao thông
Theo ghi nhận của chúng tôi, trên cây cầu có đến mấy chục quán ngô nướng nhộn nhịp bán hàng về đêm. Thời gian gần đây, cầu Long Biên trở thành địa điểm thưởng thức ngô nướng thú vị cho nhiều người dân Thủ đô, nhưng họ quên mất rằng chính việc này đang làm xấu hình ảnh trên cây cầu lịch sử, đồng thời cản trở nghiêm trọng giao thông trên cầu.
Rất nhiều bạn trẻ ở Hà Nội có sở thích lên cầu Long Biên ăn uống, tâm sự, hóng gió vào buổi tối, bất kể mùa đông hay mùa hè. Mỗi khi mùa đông đến, dù trời rét căm căm, thậm chí nhiều hôm còn có mưa, nhưng không ít bạn trẻ vẫn nhất định phải lên cầu để ăn ngô nướng. Chính vì vậy, các hàng ngô nướng trên cầu Long Biên mọc lên ngày càng nhiều và không khi nào vắng khách. Một số người đã gọi vui cầu Long Biên là "cầu ngô nướng" mỗi khi mùa đông đến.
Đường trên cầu bề rộng chưa đến 2 mét, nên khi bị chiếm dụng làm điểm
kinh doanh, xe cộ để tràn lan gây nguy hiểm cho các phương tiện khi lưu thông qua cầu Long Biên
Xe dừng đỗ mua ngô tại một điểm bán ngô trên cầu
Hình ảnh nhếch nhác trên cầu Long Biên
Trong vai khách hàng, chúng tôi ghé vào một điểm bán ngô nướng giữa cầu Long Biên. Chủ quán tận tình mời chào và dắt xe cho chúng tôi, rồi nhanh chóng quạt lửa để làm nóng lại các bắp ngô đã nướng sẵn. Đang ung dung ngồi "thưởng thức" ngô trên cầu Long Biên giữa cái lạnh đến cắt da cắt thịt, chúng tôi bất ngờ nghe tiếng hô lớn từ phía sau: "Công an đến đấy". Nhanh như cắt, bà chủ bán ngô cùng một số người thân trong gia đình bê nguyên bếp nướng, ghế nhựa cùng tất cả đồ nghề, leo qua rào chắn ra giữa đường sắt ở cầu Long Biên để trốn lực lượng chức năng. Chỉ trong nháy mắt, "bãi chiến trường" đã được dọn sạch, trong khi đó, ở giữa đường sắt, ngổn ngang ghế nhựa, ngô nướng, bếp than...
Khi có tin báo lực lượng chức năng đến, các hộ kinh doanh lập tức dọn hàng
Khẩn trương khuân vác ghế nhựa, bếp than, ngô ra giấu giữa đường ray cầu Long Biên
Liều mạng băng qua đường sắt để chuyển đồ tránh lực lượng chức năng
Bếp than, ngô được để chỏng chơ trên đường ray để qua mắt lực lượng chức năng
Ghế nhựa bị ném vội ra giữa đường ray
Đợi và canh chừng khoảng 15 phút, khi lực lượng chức năng đã tuần tra qua, hoạt động buôn bán trở lại nhộn nhịp trong nháy mắt. Như đã thành phản xạ, khi thấy bóng dáng lực lượng chức năng, các hàng bán ngô sẽ dọn sạch cửa hàng của mình một cách nhanh chóng.
Mỗi bắp ngô được bán với giá 10.000 đồng, cao hơn từ 2.000 đến 3.000 đồng/bắp so với các điểm bán ngô nướng khác tại Hà Nội. Bất ngờ nhất với chúng tôi là các chủ hàng "chém đẹp" mỗi cốc nước ngô 10.000 đồng.
Một cốc nước ngô được bán với giá 10.000 đồng.
Dụng cụ bán hàng và chế biến ngô nướng khá đơn giản nên các chủ hàng dễ dàng bày bán trên vị trí nhỏ hẹp như lòng cầu Long Biên. Chỉ cần một chiếc bếp đựng than, một vài chiếc ghế nhựa và nguyên liệu chính là ngô nướng, các hàng bán ngô thu hút một lượng khách đông đến bất ngờ.
Chiếu được trải chi chít trên cầu phục vụ bán hàng
Để vào ăn ngô nướng tại các hàng quán trên cầu Long Biên, khách hàng ngang nhiên để xe giữa cầu, bất chấp cản trở giao thông, vi phạm luật giao thông. Là người dân thường xuyên lưu thông qua cầu Long Biên, anh Trần Đình Hoàng (ở đường Nguyễn Văn Linh, Long Biên, Hà Nội) bức xúc: "Lưu thông ban đêm trên cầu Long Biên đã hạn chế tầm nhìn vì thiếu ánh sáng, lại còn phải chăm chăm để tránh xe máy dừng đỗ trên cầu ăn ngô nướng nên rất nguy hiểm. Lúc nào cũng phải trong tư thế sẵn sàng đạp phanh mới tránh được va chạm khi đi qua khu vực này".
Cùng chung quan điểm trên, bác Hiệp (ở Hoàn Kiếm) thường xuyên đi làm về qua cầu Long Biên nói: "Tôi thường đi làm về tầm 9h đêm, có những hôm các hàng bán ngô đông khách, xe đỗ chật kín cả đường trên cầu, rồi các thanh niên còn dàn hàng ra chụp ảnh, khiến xe cộ lưu thông rất khó khăn. Tôi mong muốn tình trạng này sẽ được dẹp bỏ để trả lại sự thông thoáng cho cầu Long Biên, tạo điều kiện cho người dân đi lại được an toàn hơn".
Các bạn đỗ xe ăn ngô, tâm sự gây cản trở giao thông trên cầu
Giá không hề rẻ, lạnh hơn những địa điểm khác, nhưng nhiều bạn trẻ lý giải, thích lên cầu Long Biên ăn ngô hơn để tận hưởng cảm giác "lạ" so với những nơi khác. Khi chúng tôi đặt câu hỏi "để xe trên cầu thế này không sợ bị công an bắt à?", một bạn trẻ nhanh miệng trả lời: "Có công an thì lấy xe chạy ngay, mà nếu có vấn đề gì thì chủ quán họ lo cho chứ".
Nhiều bạn trẻ chọn cách mua ngô, khoai nướng xong và tìm một vị trí khác trên cầu rồi đỗ xe để cùng ăn. Lòng cầu Long Biên vốn đã hạn chế về chiều rộng, nên khi các phương tiện giao thông vô ý thức dừng đỗ, lấn chiếm sẽ rất nguy hiểm cho các phương tiện khác khi lưu thông qua đây vào ban đêm.