Home » sĩ tử
Những ý kiến giúp các sĩ tử chọn ngành thi phù hợp
Mùa thi đại học lại sắp đến và giờ này các sĩ tử đang vô cùng lo lắng để chọn ngành học, trường học phù hợp với mình. Việc chọn ngành, chọn trường là rất quan trọng và phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, vì vậy các sĩ tử cần có những lời khuyên cần thiết nhất.
Có rất nhiều yếu tố khác nhau dẫn đến sự lựa chọn của các bạn như: sở thích, khả năng bản thân và hoàn cảnh mỗi bạn một khác... Nên để chọn được ngành đúng với bạn quả là không dễ.
Vậy là một mùa tuyển sinh nữa sắp khởi động. Đầu tháng ba hàng năm, các trường THPT bắt đầu triển khai làm hồ sơ dự tuyển vào các trường Đại học, Cao đẳng. Lúc này, có không ít các bạn đã được gia đình và người thân định hướng cho mình một nghề nghiệp trong tương lai. Tuy nhiên, hầu hết các bạn học sinh cuối cấp THPT đang lăn tăn, suy nghĩ chọn cho mình một ngành phù hợp với sở thích và năng lực trước ngã rẽ của cuộc đời. Có rất nhiều yếu tố khác nhau dẫn đến sự lựa chọn của các bạn như: sở thích, khả năng bản thân và hoàn cảnh mỗi bạn một khác... Vậy làm thế nào để giúp các bạn sáng suốt và tự tin hơn khi chọn cho mình một ngành phù hợp, dưới đây là một số tham khảo để bạn có cái nhìn tổng quan hơn.
1. Kết quả sau khi được đào tạo
Trước hết là bạn phải hiểu rõ là các nhóm ngành, nghề khác nhau sau khi đào tạo bạn sẽ làm gì.
Có không ít các bạn chọn cho mình một sự lựa chọn theo phong trào và ngẫu hứng để rồi sau đó nhận ra nó chẳng có gì phù hợp với mình và đánh mất đi một thời gian với nó. Để hiểu rõ hơn về các nhóm ngành này, các bạn nên tham khảo ý kiến của các anh chị đi trước. Và nếu có thể bạn nên tham khảo các anh chị đã tốt nghiệp và đi làm bởi họ có kinh nghiệm, cái nhìn chính xác và tổng quan hơn về ngành nghề mà bạn đang dự định.
Sau khi đã tìm hiểu kỹ các nhóm ngành mà bạn quan tâm, đến lúc bạn xem lại mình có những sở thích và khả năng như thế nào để được các anh chị tư vấn cho phù hợp. Thực tế bản thân hồi cấp 3 cho thấy, có không ít các bạn đăng ký theo trào lưu và danh tiếng. Và kết quả sau khi ra trường, có không ít các bạn vật lộn để tìm được một công việc thích hợp. Còn quá sớm để đánh giá những người sau khi ra trường. Tuy nhiên, đó cũng là một nền móng tốt cho thành công của bạn trong tương lai nếu bạn bắt nhịp tốt với cơ hội và ngành nghề mình được học sau khi ra trường.
3. Trường công hoặc trường tư?
Đừng quá quan tâm đến danh tiếng và sự phân biệt giữa trường công và trường tư. Một phần vì hầu hết các bạn chưa được tiếp xúc với xã hội và trải nghiệm trong khi học và sau khi ra trường. Xu hướng chung của các cơ sở tuyển dụng trong và ngoài nước hiện nay là đánh giá năng lực cá nhân mà không quá quan trọng với bằng cấp hào nhoáng mà bạn có. Vậy nên các bạn cũng đã từng nghe trên đài báo, truyền hình, không ít người có bằng Thạc sĩ mà vẫn thất nghiệp. Hơn nữa, quá trình học tập trau dồi kiến thức và kinh nghiệm, giáo viên chỉ là người mang tính định hướng và giải đáp. Vì vậy, cả quá trình học tập nghiên cứu của bạn là phần lớn do tự học và tự nghiên cứu. Do đó, tùy điều kiện và khả năng bản thân; các bạn cứ vô tư chọn cho mình một trường nào đó có ngành mình dự định.
4. Chiều con đường khác nhau dẫn đến thành công
Vì thế các bạn cứ vô tư dù kết quả thi tuyển của mình, cố gắng là không quá bê bết và dưới điểm sàn để không có cơ hội lựa chọn vào trường khác. Như trên đã nói, học trường nào không quan trọng mà quan trọng là bạn học như thế nào. Vì thế, giai đoạn nước rút này các bạn nên thoải mái tư tưởng. Đó cũng là một lý do để bạn đạt được kết quả cao nhất có thể.
Bill Gates, Steve Jobs… từng bỏ học để theo đuổi đam mê của mình và đạt được sự vĩ đại trong sự nghiệp. Vì thế, Đại học hay Cao đẳng không phải là tất cả. Chỉ cần bạn tìm được đam mê và tích cực, năng động theo đuổi nó, nhất định thành công sẽ đến với bạn.
Những điều cần biết đối với sĩ tử thi đại học lần 2
Một lần vấp ngã không có nghĩa là bạn đã bỏ cuộc, năm ngoái bị trượt đại học, bị trượt ngôi trường mà mình hằng mơ ước thì năm nay bạn hãy cứ tự tin ôn và thi lại, có công mài sắt ắt có ngày nên kim.
Chỉ còn vài tháng nữa kì thi đại học sẽ diễn ra. Ngoài những tân thí sinh chưa tốt nghiệp thì còn các sĩ tử "lão làng" của năm trước đang hồi hộp chờ đợi sự kiện trọng đại này.
Những bạn chuẩn bị thi đại học lần hai có lợi thế về kinh nghiệm và khối lượng kiến thức vững chắc. Tuy nhiên, đứng trước cuộc cạnh tranh lớn như thế này các bạn cần thận trọng thì mới có thể thành công.
Chọn trường dự thi
Hãy điền tên ngôi trường bạn mơ ước được theo học vào bản đăng kí dự thi. Điền ngành phù hợp với nghề nghiệp mà bạn muốn theo đuổi sau khi rời khỏi ghế nhà trường. Bạn cũng cần để ý đến điều kiện dự thi và theo học của trường xem có phù hợp với năng lực và hoàn cảnh của bản thân hay không.
Bạn đã chậm mất một năm so với bạn bè cùng trang lứa, vì vậy hãy đảm bảo rằng sự lựa chọn của bạn là đúng đắn. Thời gian và sức lực của bạn cần được đầu tư đúng chỗ.
Lợi thế của bạn so với tân thí sinh đó là đã được học kiến thức căn bản từ trước, vì vậy bạn cần tận dụng điều đó cho hiệu quả. Thay vì điên cuồng giải thật nhiều đề thi, các dạng bài tập khó, thì bạn hãy củng cố kiến thức cơ bản thật tốt. Ở lần thi trước bạn mắc phải sai lầm gì? Phần kiến thức nào bạn còn thiếu sót?... Hãy bổ sung ngay lập tức để không phạm sai lầm lần thứ hai.
Bạn nên nhớ rằng, đề thi đại học có tới 70% là kiến thức cơ bản, ôn tập những kiến thức này là điều kiện tiên quyết giúp bạn thành công.
Giữ tâm lý thoải mái
Tâm lý bất an chính là điểm yếu của những sĩ tử thi đại học lần thứ hai, vì vậy giữ tâm lý được thoải mái trước kì thi cũng là điều quan trọng bạn cần làm.
Thay vì ngồi lo lắng "năm nay mình lại trượt" hay "mình chưa đủ khả năng để thi vào trường đã đăng kí" thì bạn nên toàn tâm toàn ý dành thời gian cho việc ôn luyện.
Bạn cũng đừng để những vấn đề như tình yêu, việc gia đình,… chuyện riêng tư khác làm ảnh hưởng. Với cùng sức học nhưng người nào có tâm lý vững hơn sẽ dành chiến thắng.
Bạn nên bắt đầu ôn luyện từ sớm, đừng đợi “nước đến chân mới nhảy”. Kiến thức vững chắc cần có một khoảng thời gian nhất định để hình thành. Tuy nhiên bạn cũng đừng vùi đầu vào học mà hãy sắp xếp khoảng thời gian nghỉ ngơi để cơ thể không bị mệt mỏi, stress… Bạn hoàn toàn có thể đi dạo vào buổi sáng, đi chơi với bạn bè vào cuối tuần, ngủ đủ giấc và trò chuyện cùng mọi người. Đây là cách giúp bạn giữ tâm lý thoải mái để đối mặt với thử thách trước mắt.
Càng gần đến ngày thi, bạn càng phải giữ gìn sức khỏe và tinh thần. Nếu bạn ngủ ít, ăn uống thất thường, lo lắng, căng thẳng thì sẽ không đủ sức chống chọi với kì thi đâu.
Cập nhật thông tin tuyển sinh thường xuyên
Năm nay, thông tin tuyển sinh thay đổi liên tục khiến nhiều bạn hoang mang và lo lắng. Bạn cần cập nhật thông tin thường xuyên để chuẩn bị cho kì thi diễn ra suôn sẻ. Tuy nhiên cũng đừng quá hoang mang mỗi khi thông tin thay đổi, “thuyền đến đầu cầu ắt sẽ thẳng” thôi mà.
Rèn luyện tính cẩn thận
Hãy loại bỏ ngay thói quen chỉ nháp mà không trình bày mỗi khi giải bài tập, đề thi… Có thể bạn giải ra kết quả nhưng lại không biết cách trình bày cho khoa học. Đừng để bị trừ điểm vì lỗi trình bày, điều đó thật phí phạm.
Đối với những môn trắc nghiệm, bạn hãy đánh dấu kết quả ngay khi biết câu trả lời. Đừng để đến lúc gần hết giờ bạn loay hoay lùng sục đáp số trong mớ nháp hỗn độn.
Lên kế hoạch mỗi ngày
Hãy dành 15 phút mỗi ngày để lên kế hoạch ôn tập. Đừng học "nhảy cóc" sang phần kiến thức khác khi bạn chưa ôn tập xong. Bắt đầu từ phần kiến thức bạn yếu nhất, ôn tập kĩ sau đó chuyển sang phần tiếp theo. Làm các dạng bài tập từ dễ đến khó.
Ôn tập theo kế hoạch giúp bạn tiết kiệm thời gian và hoàn thành công việc hiệu quả. Cứ lần lượt giải quyết từng phần kiến thức. Đến ngày thi nhất định bạn sẽ thấy tự tin hơn.
Vài ngày trước khi thi
Đây là thời điểm bạn nên thư giãn, củng cố tâm lý để bước vào kì thi quan trọng. Bạn tuyệt đối đừng nhồi nhét bất kỳ kiến thức nào vào đầu. Ăn uống đầy đủ, đi ngủ đúng giờ, chuẩn bị đồ dùng, giấy tờ,… để sẵn sàng bước vào phòng thi.
Trong lúc thi
Nhiệm vụ lúc này của bạn đó là cố gắng hết sức để hoàn thành bài thi. Nếu giả sử môn đầu tiên không suôn sẻ như mong đợi thì bạn cũng đừng tuyệt vọng. Vì có khi những môn sau điểm của bạn sẽ tốt hơn.
Bạn đã mất cả năm để ôn luyện thì hãy vững tin đi đến bước cuối cùng.
Đại học không phải là con đường duy nhất, cuộc sống dành cho bạn rất nhiều sự lựa chọn khác. Hãy vui vẻ lên dù kết quả không được như ý. Tự thưởng cho mình một chuyến du lịch, khoảng thời gian làm những việc bạn yêu thích,… để đón nhận kết quả với tâm trạng thoải mái nhất.
Những thực phẩm bổ dưỡng cho sĩ tử trong mùa thi
Những món như: Cá, nước cốt gà, cháo cua nấu bí đỏ... rất bổ dưỡng cho các sĩ tử trước giờ thi, giúp tăng khả năng tập trung và tỉnh táo, thông minh hơn.
Giai đoạn "nước rút" trước kỳ thi tuyển sinh đại học, nhiều bạn học sinh "cày ngày đêm" để ôn luyện, khiến bộ não trở nên mệt mỏi. Điều đó cùng với tâm lý lo lắng khiến sĩ tử khó hoàn thành tốt bài thi đúng như năng lực.
Dưới đây là một số món ăn giúp "tẩm bổ" trí não cho sĩ từ trước buổi thi. Hương vị thơm ngon của nó còn có thể "kích" tinh thần của các bạn học sinh tốt hơn.
1. Cháo cua nấu bí đỏ
Bí đỏ là thực phẩm giàu chất tryptophan giúp cấu thành protein mà tế bào thần kinh dùng để tổng hợp seretonin - dưỡng chất giúp điều tiết chỉ số cảm xúc, giúp trí não tỉnh táo và nhớ lâu. Cha mẹ có thể cho con ăn các món từ bí đỏ như chè, canh, cháo... để đạt được tác dụng trên. Song, trước khi vào phòng thi, các bạn học sinh nên tránh những món nhiều đường, nên ăn món nhẹ nhưng vẫn đủ chất dinh dưỡng và thơm ngon. Vì vậy, cháo cua nấu bí đỏ sẽ là một gợi ý hấp dẫn đối với những bạn trẻ không dị ứng loại hải sản này.
2. Cá lóc xào đậu Hà Lan
Hàm lượng dinh dưỡng trong cá lóc rất phong phú, cung cấp hàm lượng protein rất cao cho hoạt động trí não. Dầu vừng dùng để xào món này chứa nhiều chất béo, protein, canxi cùng lecithun, có tác dụng tăng cường trí nhớ, chống lão hóa. Đậu Hà Lan giàu vitamin C, sắt giúp thúc đẩy tuần hoàn máu, cung cấp oxy cho não, khiến não chống lại căng thẳng, mệt mỏi.
Cá lóc xào đậu Hà Lan
Cá thu nói riêng và các loại cá biển nói chung rất giàu protein và canxi, tốt cho nhu cầu hoạt động của não bộ. Dưỡng chất trong thực phẩm này còn giúp phục hồi sức khỏe trí não của sĩ tử sau những đêm thức khuya học bài. Nhờ đó, tế bào thần kinh được kích thích hoạt động. Trứng gà cũng rất giàu protein, chất béo, canxi, phốt pho, sắt, kẽm, các vitamin cùng lecithin, giúp trí não hoạt động hiệu quả, giảm bớt mệt mỏi và ghi nhớ lâu. Sự cộng hưởng của 2 nguyên liệu này sẽ tạo nên món ngon giàu dinh dưỡng cho các bạn học sinh.
Cá thu hấp trứng.
4. Nước cốt gà
So với các loại thịt đỏ, thịt gà có đủ các acid amin cần thiết ở tỷ lệ cân đối hơn. Canh gà hầm, súp gà, gà tần thuốc bắc... luôn là những món bổ dưỡng được nhiều người lựa chọn để bồi bổ khi cơ thể mệt mỏi, suy nhược hoặc tăng sức đề kháng. Song, những món ngon trên thường dư đọng lượng mỡ khá lớn từ gà tiết ra, khiến sĩ tử có thể nặng bụng, khó tiêu.
Thay vào đó, phụ huynh có thể cho con sử dụng nước cốt gà Brand's, sản phẩm chiết xuất từ thịt gà song đã trải qua quá trình chưng cất, giữ nguyên lượng đạm nhưng loại bỏ chất béo dư thừa. Protein trong dưỡng chất này còn được chia tách thành các peptide Carnosine, giúp thẩm thấu nhanh vào trí não (trong khoảng 15 phút), tạo chất dẫn truyền thần kinh, kích tích sự tỉnh táo, tập trung, ghi nhớ...
Hai chai nước cốt gà Brand's mỗi ngày giúp trí não sĩ tử tỉnh táo và tập trung tốt hơn.
5. Bổ sung trái cây và rau củ
Sĩ tử nên chọn táo, nho, chuối tiêu, các loại quả mọng, ăn hạt óc chó hoặc hạt hạnh nhân. Chúng không chỉ cung cấp nước để các bạn học sinh giải khát mà còn cung cấp nhiều vitamin, nhất là vitamin E giúp trí não tỉnh táo và nhớ lâu hơn.
Như vậy, khác với quan niệm thường thấy là ăn xôi đỗ, uống một ly cà phê, nhai kẹo cao su... để "ép" trí não tỉnh táo, tăng khả năng đậu đại học thì sĩ tử nên ăn những món nhẹ, không nên quá no những vẫn phải đủ dưỡng chất, đặc biệt là dinh dưỡng chuyên biệt cho trí não. Điều đó kết hợp với việc uống đủ nước, ngủ đủ giấc trước ngày thi sẽ giúp các bạn trẻ có được sức khỏe và tâm thế tốt để làm bài thi.