Home » thái độ
Văn hóa phục vụ kì quặc ở Hà Nội
Từ lâu, văn hóa, thái độ phục vụ kì quặc ở các nhà hàng trên địa bàn Hà Nội đã gây nên nhiều tranh cãi trong dư luận và tốn không ít giấy mực của giới báo chí.
Nhân viên phục vụ cười hô hố khi chị Minh gọi cà phê, còn anh bạn đi cùng uống nước chanh. Không những thế, nhân viên này còn vào “buôn” ngay với tổ pha chế và cả hội cùng ré lên cười trước “sự kiện” mà họ cho là lạ?!
Những câu chuyện về thái độ phục vụ thiếu tôn trọng, kỳ quặc gây khó hiểu cho khách hàng, thậm chí khệnh khạng, mắng chửi, đòi hành hung cả khách của nhân viên, bảo vệ một số cửa hàng, nhà hàng tại Hà Nội không phải điều gì quá mới mẻ. Vấn đề này đã bị lên án gay gắt nhiều lần trên các phương tiện truyền thông, lẫn lời truyền tai nhau của người dân. Thế nhưng, có vẻ như thái độ phục vụ vẫn là điều khiến người ta phải điên đầu, thậm chí “tăng xông”, trong khi đáng lẽ ra khách hàng phải được xem như thượng đế.
Hôm ấy, cả nhà anh Phương (ở phố Đội Cấn) đi ăn tại một quán trên phố Tô Hiến Thành. Tầng 1 hết chỗ, 4 người nhà anh lên tầng 2 bắt đầu gọi món. Xem xong menu, anh Phương gọi nhân viên lên ghi món, thì một cậu mặt non choẹt cầm tờ giấy lên hỏi cộc lốc “Ăn gì”. Anh Phương nóng mặt, nhưng vợ anh nhanh trí bấm tay chồng vì muốn ăn nhanh còn đi chơi. Thế rồi cậu nhân viên này tiếp tục trả lời khách “Hết rồi, gọi món khác đi”, hoặc “Không có trà đá, uống Lavie thì uống”…
Sau đó, ngồi chờ đến 20 phút vẫn chưa thấy món gì lên thì anh bắt đầu hết kiên nhẫn. Anh ngó xuống cầu thang gọi to: “Em ơi đồ ăn của anh xong chưa?”, phục vụ mới mang dần từng món lên nhưng lúc thì sai món, lúc lại thiếu gia vị. Bỏ ra 500.000 đồng cho bữa ăn nhưng anh Phương không hề thấy ngon bởi cứ tí lại phải gào lên hỏi đồ. Nhân viên không thèm lên tầng 2 xem khách cần gì, mà ngồi túm tụm chơi điện tử ở cửa. Anh Phương tâm sự: “Hôm ý tôi đi với bà xã và 2 đứa con nên cứ nhịn, chứ thái độ như thế, chỉ muốn cho từ nhân viên đến chủ quán một trận. Phục vụ như thế mà cũng mở quán ra làm cái gì!”.
Nực cười hơn, là chuyện của vợ chồng anh Vũ khi đi ăn hải sản ở một quán trên phố Phan Chu Trinh. Sau khi thắc mắc đĩa miến xào cua sao chỉ thấy miến mà không có cua, anh Vũ nhận ngay lại cái hất hàm và câu trả lời kiểu chọc tức khách của cậu nhân viên: “À, chắc là vì xào với nước cua đấy. Anh ăn tạm nhé!”.
Dân Hà Nội đi ăn luôn tự dặn nhau phải… biết điều với người bán hàng hoặc phục vụ, kẻo lại bị nhổ nước bọt vào không biết chừng. Phan Anh, sinh viên năm 4 trường Hà Nội hết hồn khi nghe cậu bạn thân mở hàng ốc ở khu vực Phạm Ngọc Thạch dặn nhân viên là: “Thằng kia giục đồ nhiều thế, nhìn khó chịu. Nhổ cho nó bãi nước bọt vào cho ngọt ốc”. Sau đó, cả nhân viên lẫn chủ cười phớ lớ, chả biết thật giả thế nào, đĩa ốc xào dừa có thêm loại gia vị kinh dị này không, nhưng cũng đủ khiến Phan Anh chưa một lần quay lại ủng hộ bạn.
Một nhà hàng khác ở tầng 21, trên phố TT, lại có những cô nhân viên ghi món với trí nhớ tuyệt vời. Chị Hoa, nhân viên văn phòng làm việc tại tầng 15 chia sẻ: “Tôi lên tầng 21 này ăn vài tháng rồi mà chưa lần nào phục vụ ghi đúng món ăn của tôi. Gọi cơm rang hải sản, cô phục vụ hí hoáy viết món rất chăm chú, lúc sau mang ra cơm rang trứng với giò. Gọi mỳ tôm sốt vang, lúc sau mang ra mỳ nấu với nước riêu cua. Gọi không hành, kiểu gì món ăn cũng đầy hành. Tôi và đồng nghiệp ngày nào cũng “tăng xông” vì có mỗi việc ghi món, nhân viên phục vụ cũng không bao giờ ghi đúng”.
Đấy là vẫn còn nhẹ so với chuyện của chị Minh khi ngồi quán cà phê trên phố Lý Thường Kiệt. Chị Minh cùng bạn trai vào quán, chị gọi cà phê nâu đá còn anh bạn gọi nước chanh. Chỉ có thế thôi mà cô nhân viên ghi đồ uống bật cười hô hố, hỏi ngay câu: “Ơ hay nhỉ chị uống cà phê còn anh uống nước chanh”.Không những thế, cô này còn vào buôn với tổ pha chế, cả hội cùng ré lên cười trước “sự kiện” mà họ cho là lạ. Chị Minh không khỏi bức xúc khi kể lại: “Tôi và bạn tôi uống cái gì liên quan đến họ không? Quá bực mình, chúng tôi để nguyên cả 2 cốc nước rồi chuyển sang hàng khác”.
Không chỉ nhân viên phục vụ, mà một số bảo vệ của nhà hàng, shop thời trang cũng có cung cách làm việc “bá đạo”. Vì nhà ở ngay khu phố cổ nên Bảo Nam (25 tuổi, Hàng Trống) thường di chuyển bằng xe đạp điện, mặc dù cậu cũng có ô tô. Nam bức xúc kể, cậu tới mua đồ ở một shop bán đồ hiệu bằng xe đạp điện thì bảo vệ thản nhiên nói “Hết chỗ rồi”, mặc dù chỗ để xe máy vẫn còn. Nam phải mang xe ra gửi ở vỉa hè đối diện, vào phản ánh thái độ với quản lý, người này chỉ ậm ừ rồi… chạy mất. Thế nhưng, cũng lại shop này, mấy hôm sau Nam đến bằng ô tô, thì bảo vệ đon đả chạy ra đòi xi nhan chỗ, hăng hái mở cửa xe. Nam kêu trời “Kiểu phục vụ chỉ chăm chăm vào bề ngoài của khách thế này thì làm sao mà khá được!”.
Không ít người khi ra ngoài ăn uống, mua sắm chỉ có một ước muốn nhỏ nhoi: “Không cần phải coi khách hàng như thượng đế, hãy coi chúng tôi như người bình thường thôi. Đừng tỏ ra lên mặt, vênh váo, thái độ với khách để làm gì, khi mà các bạn mở cửa hàng nghĩa là sống bằng tiền của khách rồi!”. Xem ra, văn hóa phục vụ vẫn là câu chuyện phải bỏ ngỏ dài dài ở Hà Nội, đó là chưa kể tới những hàng cháo chửi, bún mắng có tiếng…
Nhân viên phục vụ cười hô hố khi chị Minh gọi cà phê, còn anh bạn đi cùng uống nước chanh. Không những thế, nhân viên này còn vào “buôn” ngay với tổ pha chế và cả hội cùng ré lên cười trước “sự kiện” mà họ cho là lạ?!
Những câu chuyện về thái độ phục vụ thiếu tôn trọng, kỳ quặc gây khó hiểu cho khách hàng, thậm chí khệnh khạng, mắng chửi, đòi hành hung cả khách của nhân viên, bảo vệ một số cửa hàng, nhà hàng tại Hà Nội không phải điều gì quá mới mẻ. Vấn đề này đã bị lên án gay gắt nhiều lần trên các phương tiện truyền thông, lẫn lời truyền tai nhau của người dân. Thế nhưng, có vẻ như thái độ phục vụ vẫn là điều khiến người ta phải điên đầu, thậm chí “tăng xông”, trong khi đáng lẽ ra khách hàng phải được xem như thượng đế.
Hôm ấy, cả nhà anh Phương (ở phố Đội Cấn) đi ăn tại một quán trên phố Tô Hiến Thành. Tầng 1 hết chỗ, 4 người nhà anh lên tầng 2 bắt đầu gọi món. Xem xong menu, anh Phương gọi nhân viên lên ghi món, thì một cậu mặt non choẹt cầm tờ giấy lên hỏi cộc lốc “Ăn gì”. Anh Phương nóng mặt, nhưng vợ anh nhanh trí bấm tay chồng vì muốn ăn nhanh còn đi chơi. Thế rồi cậu nhân viên này tiếp tục trả lời khách “Hết rồi, gọi món khác đi”, hoặc “Không có trà đá, uống Lavie thì uống”…
Sau đó, ngồi chờ đến 20 phút vẫn chưa thấy món gì lên thì anh bắt đầu hết kiên nhẫn. Anh ngó xuống cầu thang gọi to: “Em ơi đồ ăn của anh xong chưa?”, phục vụ mới mang dần từng món lên nhưng lúc thì sai món, lúc lại thiếu gia vị. Bỏ ra 500.000 đồng cho bữa ăn nhưng anh Phương không hề thấy ngon bởi cứ tí lại phải gào lên hỏi đồ. Nhân viên không thèm lên tầng 2 xem khách cần gì, mà ngồi túm tụm chơi điện tử ở cửa. Anh Phương tâm sự: “Hôm ý tôi đi với bà xã và 2 đứa con nên cứ nhịn, chứ thái độ như thế, chỉ muốn cho từ nhân viên đến chủ quán một trận. Phục vụ như thế mà cũng mở quán ra làm cái gì!”.
Nực cười hơn, là chuyện của vợ chồng anh Vũ khi đi ăn hải sản ở một quán trên phố Phan Chu Trinh. Sau khi thắc mắc đĩa miến xào cua sao chỉ thấy miến mà không có cua, anh Vũ nhận ngay lại cái hất hàm và câu trả lời kiểu chọc tức khách của cậu nhân viên: “À, chắc là vì xào với nước cua đấy. Anh ăn tạm nhé!”.
Một quán ăn được đưa vào "Sổ đen" của dân Hà Nội trên mạng chỉ vì phong cách phục vụ
Dân Hà Nội đi ăn luôn tự dặn nhau phải… biết điều với người bán hàng hoặc phục vụ, kẻo lại bị nhổ nước bọt vào không biết chừng. Phan Anh, sinh viên năm 4 trường Hà Nội hết hồn khi nghe cậu bạn thân mở hàng ốc ở khu vực Phạm Ngọc Thạch dặn nhân viên là: “Thằng kia giục đồ nhiều thế, nhìn khó chịu. Nhổ cho nó bãi nước bọt vào cho ngọt ốc”. Sau đó, cả nhân viên lẫn chủ cười phớ lớ, chả biết thật giả thế nào, đĩa ốc xào dừa có thêm loại gia vị kinh dị này không, nhưng cũng đủ khiến Phan Anh chưa một lần quay lại ủng hộ bạn.
Một nhà hàng khác ở tầng 21, trên phố TT, lại có những cô nhân viên ghi món với trí nhớ tuyệt vời. Chị Hoa, nhân viên văn phòng làm việc tại tầng 15 chia sẻ: “Tôi lên tầng 21 này ăn vài tháng rồi mà chưa lần nào phục vụ ghi đúng món ăn của tôi. Gọi cơm rang hải sản, cô phục vụ hí hoáy viết món rất chăm chú, lúc sau mang ra cơm rang trứng với giò. Gọi mỳ tôm sốt vang, lúc sau mang ra mỳ nấu với nước riêu cua. Gọi không hành, kiểu gì món ăn cũng đầy hành. Tôi và đồng nghiệp ngày nào cũng “tăng xông” vì có mỗi việc ghi món, nhân viên phục vụ cũng không bao giờ ghi đúng”.
Đấy là vẫn còn nhẹ so với chuyện của chị Minh khi ngồi quán cà phê trên phố Lý Thường Kiệt. Chị Minh cùng bạn trai vào quán, chị gọi cà phê nâu đá còn anh bạn gọi nước chanh. Chỉ có thế thôi mà cô nhân viên ghi đồ uống bật cười hô hố, hỏi ngay câu: “Ơ hay nhỉ chị uống cà phê còn anh uống nước chanh”.Không những thế, cô này còn vào buôn với tổ pha chế, cả hội cùng ré lên cười trước “sự kiện” mà họ cho là lạ. Chị Minh không khỏi bức xúc khi kể lại: “Tôi và bạn tôi uống cái gì liên quan đến họ không? Quá bực mình, chúng tôi để nguyên cả 2 cốc nước rồi chuyển sang hàng khác”.
Không chỉ nhân viên phục vụ, mà một số bảo vệ của nhà hàng, shop thời trang cũng có cung cách làm việc “bá đạo”. Vì nhà ở ngay khu phố cổ nên Bảo Nam (25 tuổi, Hàng Trống) thường di chuyển bằng xe đạp điện, mặc dù cậu cũng có ô tô. Nam bức xúc kể, cậu tới mua đồ ở một shop bán đồ hiệu bằng xe đạp điện thì bảo vệ thản nhiên nói “Hết chỗ rồi”, mặc dù chỗ để xe máy vẫn còn. Nam phải mang xe ra gửi ở vỉa hè đối diện, vào phản ánh thái độ với quản lý, người này chỉ ậm ừ rồi… chạy mất. Thế nhưng, cũng lại shop này, mấy hôm sau Nam đến bằng ô tô, thì bảo vệ đon đả chạy ra đòi xi nhan chỗ, hăng hái mở cửa xe. Nam kêu trời “Kiểu phục vụ chỉ chăm chăm vào bề ngoài của khách thế này thì làm sao mà khá được!”.
Không ít người khi ra ngoài ăn uống, mua sắm chỉ có một ước muốn nhỏ nhoi: “Không cần phải coi khách hàng như thượng đế, hãy coi chúng tôi như người bình thường thôi. Đừng tỏ ra lên mặt, vênh váo, thái độ với khách để làm gì, khi mà các bạn mở cửa hàng nghĩa là sống bằng tiền của khách rồi!”. Xem ra, văn hóa phục vụ vẫn là câu chuyện phải bỏ ngỏ dài dài ở Hà Nội, đó là chưa kể tới những hàng cháo chửi, bún mắng có tiếng…