Home » tuyết
Sa Pa phủ một màu tuyết trắng
Tuyết vẫn không ngừng rơi, những ngôi nhà, vườn cỏ, đồng ruộng ở Sa Pa phủ một màu tuyết trắng, khung cảnh vừa đẹp vừa lãng mạn đó ngày càng thu hút nhiều du khách đến chiêm ngưỡng.
Tuyết rơi dày đặc trong 3 ngày vừa qua khiến thị trấn Sapa ngập trong sắc trắng chẳng khác mùa đông Châu Âu. Điều này đã thu hút nhiều bạn trẻ cũng như các nhiếp ảnh nô nức kéo lên đây để chiêm ngưỡng và ghi lại những cảnh tượng tuyệt đẹp của hiện tượng thời tiết hi hữu này. Những địa danh có lượng tuyết dày như Thác Bạc, đèo Ô Quy Hồ... những ngày này không lúc nào vắng người đến thăm quan.
Những ngôi nhà chung một màu trắng với cây cỏ, núi rừng ẩn hiện.
Ruộng bậc thang cũng đồng loạt mặc áo mới.
Ngôi nhà trong bản sau những ngày tuyết rơi chẳng khác "ngôi nhà nhỏ trên thảo nguyên" đầy thơ mộng.
Tuyết bao quanh tạo nên một Sapa vừa quen, vừa lạ.
Nếu không nói trước, hẳn nhiều người không tin nổi đây là Sapa.
Mặt hồ như tấm gương phản chiếu sắc trắng của tinh thể tuyết.
Băng tuyết đọng trên cây...
...hay trên nhũng chùm quả mọng tạo nên những bức tranh vô cùng ấn tượng và nên thơ.
Những chú chó bản cũng ngẩn ngơ trên tuyết trắng.
Du khách tranh thủ ghi lại những bức ảnh kỉ niệm với tuyết trắng ngay tại Việt Nam.
Cảnh đẹp của những ngôi nhà từ ven đường từ Thác Bạc lên Trạm Tôn thu hút đông đảo du khách dừng lại chụp ảnh...
...Và hào hứng khám phá.
Tuyết rơi dày đặc trong 3 ngày vừa qua khiến thị trấn Sapa ngập trong sắc trắng chẳng khác mùa đông Châu Âu. Điều này đã thu hút nhiều bạn trẻ cũng như các nhiếp ảnh nô nức kéo lên đây để chiêm ngưỡng và ghi lại những cảnh tượng tuyệt đẹp của hiện tượng thời tiết hi hữu này. Những địa danh có lượng tuyết dày như Thác Bạc, đèo Ô Quy Hồ... những ngày này không lúc nào vắng người đến thăm quan.
Những ngôi nhà chung một màu trắng với cây cỏ, núi rừng ẩn hiện.
Giới trẻ hào hứng nô đùa và chụp ảnh với tuyết ở Sapa
Chứng kiến cảnh tượng thiên nhiên tuyệt đẹp và hiếm có ở một đất nước nhiệt đới ẩm như Việt Nam, hàng trăm bạn trẻ đã nô đùa giữa trời tuyết trắng xóa và lưu lại khoảnh khắc thú vị này
Hiện tượng tuyết rơi tại Sa Pa vào ngày hôm qua đã khiến cư dân mạng "náo loạn". Khác với những năm trước, thường chỉ là hiện tượng đóng băng tuyết, lần này những bông tuyết đã rơi thật sự và rơi rất dày, tạo nên một cảnh tượng kì ảo tại Sa Pa.
Những bạn trẻ đang có mặt tại đây thì hào hứng chụp ảnh, chia sẻ ảnh lên facebook với niềm vui sướng được tận mắt nhìn thấy tuyết rơi ở một vùng nhiệt đới gió mùa ẩm. Còn những bạn không ở Sa Pa vào lúc này thì cảm thấy tiếc nuối và liên tục theo dõi những tin bài, hình ảnh trên các phương tiện thông tin về hiện tượng thiên nhiên thú vị này.
Mặc dù đây là một hiện tượng thiên nhiên thú vị, tuy nhiên việc tuyết rơi mạnh cũng đã làm thiệt hại một số diện tích su su và rau, hoa các loại của người dân. Nhiều người dân ở khu vực có tuyết rơi phải sơ tán đàn trâu ra khỏi khu vực rét buốt để bảo đảm an toàn cho gia súc.
Hiện tượng tuyết rơi tại Sa Pa vào ngày hôm qua đã khiến cư dân mạng "náo loạn". Khác với những năm trước, thường chỉ là hiện tượng đóng băng tuyết, lần này những bông tuyết đã rơi thật sự và rơi rất dày, tạo nên một cảnh tượng kì ảo tại Sa Pa.
Những bạn trẻ đang có mặt tại đây thì hào hứng chụp ảnh, chia sẻ ảnh lên facebook với niềm vui sướng được tận mắt nhìn thấy tuyết rơi ở một vùng nhiệt đới gió mùa ẩm. Còn những bạn không ở Sa Pa vào lúc này thì cảm thấy tiếc nuối và liên tục theo dõi những tin bài, hình ảnh trên các phương tiện thông tin về hiện tượng thiên nhiên thú vị này.
Châu Sha (vai Mai Hàn trong bộ phim "Những phóng viên vui nhộn") cũng đang có mặt tại Sa Pa. Cô nàng cũng up lên facebook của mình clip quay cận cảnh tuyết rơi.
Tuyết rơi trắng xóa. Nhìn những cảnh tượng này không ít người sẽ nhầm lẫn bức ảnh được chụp tại một địa điểm du lịch nào đó ở Hàn Quốc hay Nhật Bản.
Phủ trắng cả cành cây, mái nhà. (Ảnh: FB Dũng Zyo)
Với nhiều bạn thì đây là lần đầu tiên được chứng kiến tuyết rơi, vì vậy trông ai cũng hào hứng.
Không quên lưu lại những khoảnh khắc hiếm có giữa trời tuyết trắng.
Vui đùa thỏa thích với tuyết.
Các bạn ấy thậm chí còn phải sắm cho mình một đôi ủng để dễ di chuyển và giữ ấm vì tuyết rơi quá dày, nhiệt độ xuống rất thấp.
Các cặp đôi đi du lịch tại Sa Pa cũng tranh thủ chụp ảnh "tự sướng" giữa tuyết trắng tinh.
Mùa đông với những cảnh tượng thiên nhiên độc đáo
Tuyết, sương muối, băng,... là những đặc trưng riêng của mùa đông. Những hiện tượng đó của mùa đông đã góp phần tạo nên những cảnh tượng thiên nhiên độc đáo và tuyệt đẹp.
Hiện tượng tuyết rơi xảy ra khi nhiệt độ xuống thấp, phân tử nước tụ họp lại với nhau, hình thành tinh thể đá nhỏ. Các tinh thể này dần tăng trọng lượng và rơi xuống dưới. Mới vừa qua, thủ đô Cairo (Ai Cập) vui mừng khi lần đầu tiên trong vòng 100 năm qua, họ được trải qua một mùa Giáng sinh đầy tuyết trắng hay như đã phủ trắng Sapa trong ngày hôm nay 15/12 khi nhiệt độ giảm mạnh.
Bên cạnh đó còn có nhiều hiện tượng thiên nhiên khác cũng xuất hiện vào mùa đông mà bạn có thể chưa biết . Sau đây là một vài hiện tượng mà bạn không thể bỏ qua theo danh sách trang Mentafloss.
1. Sương muối
Một trong những dấu hiệu đầu tiên của mùa đông là sương muối cuối thu. Sương muối là hiện tượng hơi nước đóng băng thành các hạt nhỏ và trắng như muối ngay trên mặt đất hay bề mặt cây cỏ, vật thể khi không khí ẩm và lạnh.
Nó thường hình thành vào những đêm đông, trời lặng gió, quang mây. Tuy nhiên, sương muối không mặn mà chỉ trắng như muối, gần giống với lớp tuyết ở trong khoang lạnh của tủ lạnh.
Vào mùa thu, về đêm trời thường quang đãng, gió lặng, nhưng buổi sáng ta thấy những giọt nước long lanh đọng trên ngọn cỏ, lá cây. Đó là những hạt sương móc.
Nếu nhiệt độ mặt đất giảm xuống đủ thấp, sương móc sẽ ngưng kết thành thể rắn, xốp, có màu trắng như muối nên gọi là sương muối. Sương muối thường chỉ tồn tại trong vòng 1 đến 2 tiếng trước khi Mặt trời mọc. Đây là loại sương có kết tủa đẹp nhưng lại rất độc, gây hại cho các loại hoa màu và cỏ cây mùa đông.
2. Hoa sương giá
Hoa sương là tinh thể nước đá thường được tìm thấy ở những biển băng trẻ và các hồ băng mỏng. Các tinh thể nước đá này cũng gần giống sương muối nhưng phát triển với đường kính khoảng 3-4 cm.
Hoa sương giá được hình thành trên biển băng mỏng khi không khí lạnh hơn nhiều so với lớp băng phía dưới. Thường sự khác biệt nhiệt độ giữa bề mặt băng và không khí cần ít nhất là 15°C.
Khi không khí ẩm ướt và ấm gặp lớp không khí lạnh nằm phía dưới sẽ trở nên bão hòa và có thể ngưng tụ như những tinh thể sương muối trên bề mặt băng biển.
Điều kiện để hoa sương giá tiếp tục phát triển đó là bề mặt phải luôn ẩm ướt và không được đóng băng. Khi băng phát triển quá dày, bề mặt trên của băng sẽ lạnh đi rất nhanh và hoa sương giá không thể phát triển.
Điều này có nghĩa là hoa sương giá thường chỉ xuất hiện duy nhất một lần trong năm và chỉ tồn tại trong vài ngày đầu tiên của quá trình hình thành băng.
3. Sương băng cứng
Sương băng cứng được hình thành khi các giọt nước trong lớp sương mù bị đóng băng bao quanh bên ngoài vật thế. Nó thường được nhìn thấy trên những loại cây mọc trên đỉnh núi cao vào mùa đông, khi các đám mây tầng thấp gây ra sương mù đóng băng.
Sương băng cứng rất nguy hiểm, không như sương băng mềm chỉ tương tự như một lớp sương muối dày. Nó rất dày, cứng, nhọn và hoàn toàn trong suốt.
Mặc dù nó thường được nhìn thấy nơi có địa hình cao nhưng lớp phủ băng giá này cũng có thể hình thành bất cứ nơi nào mà sương mù và gió lạnh xảy ra đồng thời. Nó hiếm khi xuất hiện khi nhiệt độ dưới -8 độ C vì không khí lạnh không thể giữ đủ độ ẩm để tạo ra sương mù đóng băng.
4. Sấm tuyết
Sấm tuyết thường xảy ra ở những khu vực xung quanh hồ nước và ven biển. Ở những nơi này, ánh nắng Mặt trời có thể tạo ra nhiệt, hình thành các cột khí tương đối ấm áp và ẩm ướt, không ổn định, từ đó xuất hiện những đám mây hỗn loạn.
Nhưng những đám mây này nếu ở một mình không thể tạo ra sấm tuyết. Điều kiện để tạo ra sấm tuyết là lớp không khí giữa các đám mây và mặt đất ấm hơn so với lớp che phủ của tầng mây, nhưng vẫn đủ lạnh để tạo ra tuyết. Không chỉ vậy, hiện tượng này còn cần kết hợp với sức gió, giúp đẩy không khí nóng nhẹ lên trên, từ đó hình thành sấm tuyết.
Hầu hết các trường hợp tạo ra sấm tuyết đi kèm những cơn bão cực đoan, với cường độ gió cao, tia chớp nhẹ, cùng mới mật độ tuyết rơi khá dày, khoảng 6cm mỗi giờ.
5. Ảo nhật (Parhelia)
Ảo nhật hay Mặt trời giả là những điểm sáng xuất hiện cách Mặt trời khoảng 22 độ và có cùng một khoảng cách phía trên đường chân trời. Hiện tượng này đã được biết đến từ thời cổ đại và đôi khi được gọi là "đa Mặt trời".
Khi các tinh thể băng hình thành vòng hào quang, nó được định hướng một cách ngẫu nhiên, chúng hoạt động như một lăng kính theo tất cả các hướng. Và khi các tinh thể băng này "lọt" vào bầu khí quyển, nó có xu hướng rơi vào một liên kết theo chiều dọc, trong đó sẽ phản chiếu ánh sáng theo chiều ngang, lúc này, hiện tượng đa Mặt trời được hình thành.
“Ảo nhật” có thể được tạo ra khi Mặt trời ở bất kỳ vị trí nào trên bầu trời, nhưng thường được thấy rõ nhất khi Mặt trời ở vị trí thấp, gần đường chân trời.
6. Mặt trăng giả (paraselene)
Tương đương với ban ngày có hiện tượng “ảo nhật”, Mặt trăng giả là những điểm sáng xuất hiện ở vòng hào quang ban đêm (chiếc nhẫn Mặt trăng) có vị trí tọa độ khoảng 22 độ bên phải và 22 độ bên trái của Mặt trăng.
Nó xảy ra khi các tinh thể băng xếp thẳng hàng theo chiều dọc trong không khí và khúc xạ ánh sáng theo chiều ngang. Trong văn hóa dân gian, những "chiếc nhẫn Mặt trăng" được cho là để dự đoán các cơn bão và khi “ Mặt trăng giả” xuất hiện, người ta tin là cơn bão sắp tới sẽ khá mạnh.
Các “Mặt trăng giả” khó có thể nhìn thấy rõ bằng mắt thường vì ánh sáng của nó không đủ để kích hoạt các tế bào hình nón của mắt con người.
Bên cạnh đó còn có nhiều hiện tượng thiên nhiên khác cũng xuất hiện vào mùa đông mà bạn có thể chưa biết . Sau đây là một vài hiện tượng mà bạn không thể bỏ qua theo danh sách trang Mentafloss.
1. Sương muối
Một trong những dấu hiệu đầu tiên của mùa đông là sương muối cuối thu. Sương muối là hiện tượng hơi nước đóng băng thành các hạt nhỏ và trắng như muối ngay trên mặt đất hay bề mặt cây cỏ, vật thể khi không khí ẩm và lạnh.
Nó thường hình thành vào những đêm đông, trời lặng gió, quang mây. Tuy nhiên, sương muối không mặn mà chỉ trắng như muối, gần giống với lớp tuyết ở trong khoang lạnh của tủ lạnh.
Vào mùa thu, về đêm trời thường quang đãng, gió lặng, nhưng buổi sáng ta thấy những giọt nước long lanh đọng trên ngọn cỏ, lá cây. Đó là những hạt sương móc.
Nếu nhiệt độ mặt đất giảm xuống đủ thấp, sương móc sẽ ngưng kết thành thể rắn, xốp, có màu trắng như muối nên gọi là sương muối. Sương muối thường chỉ tồn tại trong vòng 1 đến 2 tiếng trước khi Mặt trời mọc. Đây là loại sương có kết tủa đẹp nhưng lại rất độc, gây hại cho các loại hoa màu và cỏ cây mùa đông.
2. Hoa sương giá
Hoa sương là tinh thể nước đá thường được tìm thấy ở những biển băng trẻ và các hồ băng mỏng. Các tinh thể nước đá này cũng gần giống sương muối nhưng phát triển với đường kính khoảng 3-4 cm.
Hoa sương giá được hình thành trên biển băng mỏng khi không khí lạnh hơn nhiều so với lớp băng phía dưới. Thường sự khác biệt nhiệt độ giữa bề mặt băng và không khí cần ít nhất là 15°C.
Khi không khí ẩm ướt và ấm gặp lớp không khí lạnh nằm phía dưới sẽ trở nên bão hòa và có thể ngưng tụ như những tinh thể sương muối trên bề mặt băng biển.
Điều kiện để hoa sương giá tiếp tục phát triển đó là bề mặt phải luôn ẩm ướt và không được đóng băng. Khi băng phát triển quá dày, bề mặt trên của băng sẽ lạnh đi rất nhanh và hoa sương giá không thể phát triển.
Điều này có nghĩa là hoa sương giá thường chỉ xuất hiện duy nhất một lần trong năm và chỉ tồn tại trong vài ngày đầu tiên của quá trình hình thành băng.
3. Sương băng cứng
Sương băng cứng được hình thành khi các giọt nước trong lớp sương mù bị đóng băng bao quanh bên ngoài vật thế. Nó thường được nhìn thấy trên những loại cây mọc trên đỉnh núi cao vào mùa đông, khi các đám mây tầng thấp gây ra sương mù đóng băng.
Sương băng cứng rất nguy hiểm, không như sương băng mềm chỉ tương tự như một lớp sương muối dày. Nó rất dày, cứng, nhọn và hoàn toàn trong suốt.
Mặc dù nó thường được nhìn thấy nơi có địa hình cao nhưng lớp phủ băng giá này cũng có thể hình thành bất cứ nơi nào mà sương mù và gió lạnh xảy ra đồng thời. Nó hiếm khi xuất hiện khi nhiệt độ dưới -8 độ C vì không khí lạnh không thể giữ đủ độ ẩm để tạo ra sương mù đóng băng.
4. Sấm tuyết
Sấm tuyết thường xảy ra ở những khu vực xung quanh hồ nước và ven biển. Ở những nơi này, ánh nắng Mặt trời có thể tạo ra nhiệt, hình thành các cột khí tương đối ấm áp và ẩm ướt, không ổn định, từ đó xuất hiện những đám mây hỗn loạn.
Nhưng những đám mây này nếu ở một mình không thể tạo ra sấm tuyết. Điều kiện để tạo ra sấm tuyết là lớp không khí giữa các đám mây và mặt đất ấm hơn so với lớp che phủ của tầng mây, nhưng vẫn đủ lạnh để tạo ra tuyết. Không chỉ vậy, hiện tượng này còn cần kết hợp với sức gió, giúp đẩy không khí nóng nhẹ lên trên, từ đó hình thành sấm tuyết.
Hầu hết các trường hợp tạo ra sấm tuyết đi kèm những cơn bão cực đoan, với cường độ gió cao, tia chớp nhẹ, cùng mới mật độ tuyết rơi khá dày, khoảng 6cm mỗi giờ.
5. Ảo nhật (Parhelia)
Ảo nhật hay Mặt trời giả là những điểm sáng xuất hiện cách Mặt trời khoảng 22 độ và có cùng một khoảng cách phía trên đường chân trời. Hiện tượng này đã được biết đến từ thời cổ đại và đôi khi được gọi là "đa Mặt trời".
Khi các tinh thể băng hình thành vòng hào quang, nó được định hướng một cách ngẫu nhiên, chúng hoạt động như một lăng kính theo tất cả các hướng. Và khi các tinh thể băng này "lọt" vào bầu khí quyển, nó có xu hướng rơi vào một liên kết theo chiều dọc, trong đó sẽ phản chiếu ánh sáng theo chiều ngang, lúc này, hiện tượng đa Mặt trời được hình thành.
“Ảo nhật” có thể được tạo ra khi Mặt trời ở bất kỳ vị trí nào trên bầu trời, nhưng thường được thấy rõ nhất khi Mặt trời ở vị trí thấp, gần đường chân trời.
6. Mặt trăng giả (paraselene)
Tương đương với ban ngày có hiện tượng “ảo nhật”, Mặt trăng giả là những điểm sáng xuất hiện ở vòng hào quang ban đêm (chiếc nhẫn Mặt trăng) có vị trí tọa độ khoảng 22 độ bên phải và 22 độ bên trái của Mặt trăng.
Nó xảy ra khi các tinh thể băng xếp thẳng hàng theo chiều dọc trong không khí và khúc xạ ánh sáng theo chiều ngang. Trong văn hóa dân gian, những "chiếc nhẫn Mặt trăng" được cho là để dự đoán các cơn bão và khi “ Mặt trăng giả” xuất hiện, người ta tin là cơn bão sắp tới sẽ khá mạnh.
Các “Mặt trăng giả” khó có thể nhìn thấy rõ bằng mắt thường vì ánh sáng của nó không đủ để kích hoạt các tế bào hình nón của mắt con người.