Cuộc sống khốn khổ của người vô gia cư giữa Thủ đô


Hình ảnh những người vô gia cư nằm bên vệ đường, trên ghế đá trong công viên hay dưới gầm cầu trong cái lạnh cắt da cắt thịt của vùng đất Thủ đô thật thương cảm. 

Nhiều người vô gia cư co ro, run rẩy nằm ngủ trên vỉa hè giữa đêm đông lạnh giá của Hà Nội. Tấm chăn rách nát, mảnh áo mưa mỏng manh chẳng thể giúp họ chống lại những cơn gió rét buốt và màn sương đêm lạnh đến tê tái.
Giữa đêm đông rét buốt, đường phố Hà Nội vắng tanh. Cái lạnh thấu xương, lạnh cắt da cắt thịt của đợt rét đậm, với nhiệt độ ngoài trời ban đêm dưới 10 độ C, khiến mọi người hạn chế tối đa ra đường, yên vị trong những căn nhà ấm cúng.

Thế nhưng, dưới nhiều mái hiên, trong một vài cây ATM, trên ghế đá vườn hoa… nhiều người vô gia cư đang phải co ro nằm đó giữa đêm đông sương gió. Tấm chăn rách nát, mảnh áo mưa mỏng manh chẳng thể giúp họ chống lại những cơn gió rét buốt và màn sương đêm lạnh đến tê tái.

Những thân hình ốm yếu run rẩy, những tiếng rên khe khẽ mỗi khi có một cơn gió ùa tới.


Nhiều người vô gia cư co quắp trong giấc ngủ trên vỉa hè giữa đêm đông Hà Nội.
Vì nhiều lý do khác nhau, những người vô gia cư nghèo khổ, đáng thương này không thể có cho mình một chỗ trú ngụ ấm áp mỗi khi đêm về. Những mái hiên rộng, những trạm ATM có cửa kính kín chẳng khác gì khách sạn 5 sao đối với họ. Nhiều người không may mắn còn phải trải tấm nilon để ngủ ngay trên vỉa hè, dưới những tán cây chẳng đủ ngăn sương đêm.

Giữa chốn thành thị giàu có, phồn hoa, vẫn còn những mảnh đời bất hạnh như thế, khiến nhiều người không cầm được nước mắt khi chứng kiến cảnh người vô gia cư vất vưởng ngủ trên vỉa hè giữa đêm đông Hà Nội.


Nhiều người nằm ngủ ngay trên vỉa hè gần Hồ Gươm.


Tháp Hòa Phong bên Bờ Hồ là một nơi ngủ quen thuộc của nhiều người vô gia cư mỗi khi đêm xuống.


Người phụ nữ co ro ngủ trên vỉa hè.


Cụ bà cô đơn ngồi ở một góc đường Đê Tô Hoàng.

Không chăn, không chiếu, cụ vất vưởng trong giấc ngủ giữa đêm đông.

Ông Nguyễn Văn Thịnh (56 tuổi) đã phải ngủ trên vỉa hè trước một ngôi chùa trên phố Hai Bà Trưng suốt hai năm qua.

Đêm nay, ông trằn trọc mãi không ngủ được, vì lạnh và vì mơ về một mái nhà ấm áp.

Một người phụ nữ buôn bán nhỏ may mắn tìm được chỗ ngủ trong một trạm ATM.

Đối với những người vô gia cư, những cây ATM có cửa kính chẳng khác nào khách sạn 5 sao.

Co ro ngủ vì không có chăn đắp.

Mỹ rơi vào đợt lạnh kỉ lục, người gia cư sống cực khổ


Thời tiết được cảnh báo hết sức nguy hiểm cho con người, nhiệu độ nhiều nơi hạ xuống mức -50 độ C khiến cho người dân sống cực khổ đặc biệt là những người vô gia cư.

Thời tiết khắc nghiệt với nền nhiệt ở nhiều nơi luôn dưới 0 độ C khiến nhiều người vô gia cư phải chật vật chống chọi với cái lạnh.
Lốc xoáy vùng cực lan xuống nước Mỹ đã gây ra mùa đông khắc nghiệt nhất trong vòng 20 năm qua cho quốc gia này. Nhiều khu vực, nhiệt độ hạ xuống mức -20 độ C đến -50 độ C khiến cuộc sống của con người gần như “đóng băng” hoàn toàn. Vậy mà, trong cái lạnh buốt giá ấy, hàng loạt người dân vô gia cư vẫn phải co ro ngoài đường vì không có nơi để trú rét. Hình ảnh lẻ loi, vất vả của họ khiến nhiều người không khỏi nhói lòng.

Nhiệt độ xuống thập kỷ lục cũng đã ảnh hưởng cuộc sống của nhiều người dân Mỹ, đặc biệt là những người vô gia cư.

Rất nhiều người vô gia cư đã tìm đến các trung tâm cứu trợ địa phương để xin được trú tạm khiến các địa điểm này bị quá tải.

Khi cả khu phố vắng lặng vì người dân đều ở trong nhà tránh rét thì người đàn ông này lại không có chỗ để trú. Với tất cả quần áo và tấm chăn mỏng manh, ông cố gắng chống chọi với đợt lạnh kỷ lục trong vòng 20 năm qua.

Trong đợt lạnh kéo dài nhưu này thì những nơi như nhà ga, đường hầm đi bộ... lại trở thành nơi tránh rét hiệu quả cho người vô gia cư.

Người đàn ông vô gia cư khoác chăn đi bộ gần Quảng trường McPherson, Washington.

Những người đàn ông này đang tận dụng toàn bố số quần áo, chăn màn của mình để chống rét. Những giấc ngủ về đêm dường như không ngon giấc vì lạnh.

Có vẻ, người đàn ông vô gia cư này đã khá ấm áp trong chiếc "tổ" của mình.

Một người vô gia cư trùm kín mít từ đầu đến chân để giữ ấm.

Nhường chiếc áo len ấm áp của mình cho một người vô gia cư, anh cảnh sát được ca ngợi hết lời vì tấm lòng thơm thảo của mình


Chứng kiến cảnh người đàn ông vô gia cư ăn mặc mỏng manh giữa thời tiết giá lạnh Cảnh sát Carlos Ramos, 29 tuổi đến từ New York đã nhanh chóng cởi chiếc áo len mình đang mặc nhường cho ông ta. Hình ảnh đẹp và ý nghĩa này được cư dân mạng hết lời ca ngợi và đang được truyền đi với tốc độ chóng mặt.

Vào buổi sáng thứ Sáu vừa qua (13/12), viên cảnh sát Carlos Ramos, 29 tuổi, đã được giao nhiệm vụ theo dõi các băng nhóm tội phạm ở khu vực trụ sở Liên Hợp Quốc, gần Manhattan. Khi đang tiến hành nhiệm vụ đột nhiên, anh Ramos nhìn thấy 1 người đàn ông vô gia cư có tên Robert William ăn mặc phong phanh rồi ngồi vạ vật bên vỉa hè.

Người đàn ông này thậm chí còn đi chân đất bởi đôi giày của ông đã bị ngấm nước ướt sũng. Để giữ ấm cho đôi chân mình, ông William đã dùng 1 chiếc áo khác lên nền đất để gác chân.

Chứng kiến cảnh tượng đó, cảnh sát Ramos đã nhanh chóng cởi chiếc áo len ấm áp mà anh đang mặc trên người để đưa cho người đàn ông đáng thương. 

Hành động này của anh đã được người qua đường ghi lại và đăng tải lên các trang xã hội. Rất nhiều người tỏ ra vô cùng yêu mến và cảm kích trước hành động dù nhỏ nhưng đầy ý nghĩa của anh.

Phát biểu trên Daily News, Ramos cho biết anh thường hay giúp đỡ người khác, đặc biệt khi tiết trời trở nên giá lạnh. Anh nói "Tôi nhìn thấy ông ấy không có áo khoác, trong khi đó thời tiết vô cùng lạnh giá. Bởi vậy, giúp đỡ ông ấy là công việc của tôi."

Người đàn ông vô gia cư sau đó cũng lên tiếng cho biết "Cậu ta đưa áo cho tôi rồi nói "Đừng lo lắng". Tôi cảm thấy rất tuyệt khi nhận được chiếc áo đó."


Được biết, Ramos hiện đang công tác tại phòng phòng chống tội phạm. Còn ông William là một người đàn ông vô gia cư suốt nhiều năm nay.

Câu chuyện "nhường áo" này gợi nhớ đến hành động "tặng giày" cao thượng của viên cảnh sát Larry DePrimo (cũng đến từ New York) dành cho một người đàn ông vô gia cư vào tháng 11 năm ngoái.

Viên cảnh sát Larry DePrimo đã mua tặng người đàn ông vô gia cư một đôi giày mới.